Kiến nghị thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 105)

3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Lạng Sơn

Chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thực hiện nội dung cung cấp dịch vụ việc làm đúng quy định trong Luật Lao động và Luật Việc làm. Ban hành hướng dẫn kịp thời các thông tư, văn bản hướng dẫn vềlĩnh vực lao động, việc làm kịp thời để sớm đưa được chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.

Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức phục vụ trong công tác thực hiện chính sách lao động, việc làm nói chung công tác cung cấp dịch vụ việc làm nói riêng. Bởi vì cho đến nay, khi chính sách về cung cấp dịch vụ việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào hoạt động được nhiều năm, nhưng kế hoạch tuyển dụng cán bộ, viên chức, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức thực hiện công tác dịch vụ việc làm là chưa có. Đểcó được đội ngũ cán bộđủ trình độ, năng lực thực hiện công tác này cần phải ổn định được đôi ngũ cán bộ, viên chức trực tiếp làm công tác này, có như thế mới có đủ điều kiện để thực hiện các công tác hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm đạt hiệu quả. Quan tâm những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp cam kết tham gia đào tạo, đào tạo lại cho lao động và sau khi đào tạo xong có thể giải quyết luôn việc làm cho đối tượng vừa tham gia học nghề tại doanh nghiệp. Cần có chủ trương, chính sáchđặc thù, khuyến khích, ưu đãi đối với những người thực hiện dịch vụ việc làm, nhất là cán bộ cấp cơ sở xã, phường. Ban hành các quy định về mã, tiêu chuẩn, chức danh nghề nhiệp của viên chức ngành dịch vụ việc làm. Ban hành cơ chế quy định rõ ràng hơn về sự phối hợp giữa các Trung tâm, các ban ngành đoàn thể, thành phố, huyện và các cơ sở để cùng nhau chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động các nội dung giới thiệu việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, định hướng đào tạo nghề theo thị trường laođộng.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động ngoài một số thị trường truyền thống. Có chính sách khuyến khích đi xuất khẩu lao động và hỗ trợ vay vốn cho người lao động đi xuất

khẩu lao động.

Tăng cường chính sách thu hút đầu tư mở rộng ngành nghề và đẩymạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo thêm cơ hội việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở địa phương.

3.3.2 Đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm

Cần nghiên cứu đổi mới, tổ chức lại các hoạt động dịch vụ việc làm, lấy nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động làm nền tảng để thực hiện tốt chính sách, pháp luật về lao động, việc làm góp phần giảm tỷ lệ người lao động thất nghiệp, tập trung phát triển thị trường lao động và đảm bảo 100% người lao động và doanh nghiệp đến với Trung tâm được tư vấn. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hoạt động dịch vụ việc làm trong tình hình mới, trên cơ sở đó bản thân các Trung tâm phải thể hiện tính tự chủ, sáng tạo trong thực hiện dịch vụ việc làm. Ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động dịch vụ việc làm, làm cơ sở phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.

Xây dựng quy định quản lý thu phí giới thiệu việc làm nhằm bổ sung kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ nhân viên tại Trung tâm. Bố trí nguồn lực để triển khai xây dựng phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm hình thành mạng lưới thông tin thị trường lao động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo Trung tâm dịch vụ việc làm là một trạm quan sát thu thập, phổ biến thông tin người tìm việc, việc tìm người, luôn có nhiều vị trí việc làm trống cho người lao động lựa chọn. Cân đối kinh phí hàng năm để nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện công tác dịch vụ việc làm, đảm bảo kinh phí phục vụ cho hoạt động dịch vụ việc làm đặc biệt là hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao độngđể phục vụ việc điều tiết thị trường góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động.

Thực hiện tốt các giải pháp trên thì nhiệm vụ mục tiêu mà các Trung tâm đề ra, đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm sẽ tăng lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tin tưởng chắc chắn rằng các Trung tâm sẽ trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người lao động và người sử dụng lao động

Kết luận chương 3:

Từ các vấn đề về khái quát đặc điểm tình hình hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cho đến kết quả hoạt động, thực trạng chất lượng dịch vụ việc làm, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế tại chương 2, tác giả đã phân tích: về mặt quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm còn lỏng lẻo, chức năng tổ chức của các Trung tâm dịch vụ việc làm còn chồng chéo; việc nhận thức, coi trọng công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động còn thiếu sự quan tâm của một số cơ quan liên quan, cũng như một bộ phận không nhỏ của cán bộ, nhân viên Trung tâm; chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên còn hạn chế dẫn đến hoạt dodongjdichj vụ việc làm chưa đạt kết quả cao và chưa chuyên nghiệp…Tác giả đã đề ra một số giải pháp tại Chương 3 nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm như giải pháp quy hoạch hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn; nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm, của hoạt động thu thập, xử lý thông tin thị trường lao động; nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm của Trung tâm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ việc làm...phát hiện các hạn chế bất cập của chế độ, chính sách, có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó thì luận văn đã đề xuất được các giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại tỉnh Lạng Sơn để công tác tạo việc làm cho người lao động đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm có ý nghĩa to lớn và tác động sâu rộng đến kinh tế, chính trị xã hội ở từng quốc gia cũng như địa phương. Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tạo ra mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động ngày càng gắn bó hơn, thị trường lao động minh bạch hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sử dụng lao động, tăng thu nhập cho người lao động, khai thác sử dụng các nguồn lực khác có hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội ổn định và bền vững.Do vậy vấn đề tạo việc làm phải được xã hội hoá, đó là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội và của tất cả người lao động. Mọi tổ chức xã hội, mọi cá nhân đều phải năng động, sáng tạo, tích cực học tập, chủ động tìm việc làm dưới mọi hình thức khác nhau theo đúng quy định của pháp luật. Do đó để giải quyết tốt việc làm cho người lao động thì hệ thống cung cấp về dịch vụ việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện. Các hoạt động dịch vụ việc làm phải được triển khai phù hợp với từng vùng, từng địa phương, đào tạo thì cần phải gắn với nhu cầu tìm việc của người lao động của ngành kinh tế, bên cạnh đó cũng cần phải đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người lao động. Trong khuôn khổ lý luận đã được hệ thống hóa và có thể vận dụng vào xem xét đối với bối cảnh nền kinh tế của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù vậy, tác giả cũng đã phát hiện ra nhữnghạn chế trong hoạt động dịch vụ việc làm của tỉnh, như trong phát triển, nâng cao năng lực của cá Trung tâm dịch vụ việc làm, phát triển các doanh nghiệp để tạo ra việc làm tốt hơn cho người lao động; tuy nhiên quy mô xuất khẩu lao động vẫn còn thấp, thịtrường lao động chưa linh hoạt, vẫn chưa góp phần thúc đẩy được việc hỗ trợ các thông tin về việc làm cho người lao động, chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của thị trường lao động. Vì vậyvấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm để giải quyết việc làm cho người lao động vấn đề rộng lớn, nội dung phong phú, có liên quan đến nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, cơ chế, chính sách, đòi hỏi phải có sự phối hợp, tập trung của nhiều cấp, nhiều ngành. Do vậy, với thời gian nghiên cứu có hạn, không tránh khỏi sơ xuất, sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa,

bổ sung của các thầy, cô giáo trong Hội đồng và bạn bè đồng nghiệp để tiếp thu, bổ sung và hoàn thiện hơn.

2. Kiến nghị

Từ thực tiễn hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm và những quy định của Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội... Với nội dung nghiên cứu về nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn đã được trình bày ở phần trước. Nay tác giả xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau đối với Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội:

-Ban hành chủ trương, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với những người tham gia cung cấp thông tin đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở.

-Ban hành quy định, hướng dẫn về cơ chế phối hợp giữa các Trung tâm, các ban ngành đoàn thể, thành phố, huyện và các cơ sở trong giải quyết việc làm cho người lao động. -Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động ngoài một số thị trường truyền thống. Có chính sách khuyến khích đi xuất khẩu lao động và hỗ trợ vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu lao độngphù hợp.

-Chỉ đạo hướng giải quyết về số cán bộ theo hợp đồng theo định xuất của Cục Việc làm bổ sung vào chỉ tiêu biên chế cho Trung tâm dịch vụ việc làm tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và đầu tư trnag thiết bị phục vụ Sàn Giao dịch việc làm và hệ thống thông tin thị tường lao động. /.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2009), Cẩm nang dịch vụ việc làm. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

[2] Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 31/7/2015 hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

[3] Bộ Lao động Thương binh xã hội (2015), Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 24/7/2015 hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

[4] Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 07/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 25/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 196/2013/NĐ- CP ngày 21 tháng 11 năm 2003.

[5] Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2010), Quyết định số 1117/QĐ-LĐTBXH, ngày 16 tháng 9 năm 2010. Phê duyệt đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động thuộc dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

[6] Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2012), Quyết định số 990/QĐ-LĐTBXH, ngày 06 tháng 8 năm 2012 Phê duyệt kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành lao động thơng binh và xã hội giai đoạn 2011-2020.

[7] Chính phủ (2013), Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.

[8] Chính phủ (2015), Quyết định số 1833/QĐ/TTg, ngày 28/10/2015 Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc làm giai đoạn 2016-2025.

[9] Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2015), Nghị quyết số 196/2015/NQ-HĐND, ngày 11/12/2015 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Lạng Sơn.

[10]Luật Việc làm số 38/2013/QH13, ngày 16 tháng 11 năm 2013.

[11]Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.

[12] Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

[13] Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2000), Sổ tay nghiệp vụ công tác dịch vụ việc làm, Nhà xuất bản Lao động

[14] Uỷ ban nhân tỉnh Lạng Sơn (2011), Quyết định số 1364/QĐ-UBND, ngày 30/8/2011 Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011 – 2020.

[15] Uỷ ban nhân tỉnh Lạng Sơn (2015), Quyết định số 2005/QĐ-UBND, ngày 29/11/2015 Phê duyệt Quy hoạch hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 – 2021.

[16] Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn (2012), Báo cáo kết quả công tác Việc làm – An toàn lao động năm 2013.

[17] Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn (2013), Báo cáo kết quả công tác Việc làm – An toàn lao động năm 2014.

[18] Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn (2014), Báo cáo kết quả công tác Việc làm – An toàn lao động năm 2015.

[19] Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn (2015), Báo cáo kết quả công tác Việc làm – An toàn lao động năm 2016.

[20]Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn (2012), Báo cáo kết quả công tác hoạt động dịch vụ việc làmnăm 2013.

[21]Sở Lao động Thương binh và xã hội Lạng Sơn(2015) Kỷ yếu “Lịch sử ngành Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1945-2015” Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

[22]Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn (2013), Báo cáo kết quả công tác hoạt động dịch vụ việc làm năm 2014.

[23]Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn (2014), Báo cáo kết quả công tác hoạt động dịch vụ việc làm năm 2015.

[24]Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn (2015), Báo cáo kết quả công tác hoạt động dịch vụ việc làm năm 2016.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾUĐÁNH GIÁ

Mức độ hài lòng của người lao động và doanh nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn

Để góp phần tăng cường tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm tạitỉnh Lạng Sơn xin khách hàng vui lòng đánh giá những nội dung sau:

Câu 1: Trong vòng 12 tháng qua bạn tới đơn vị mấy lần?

A. Lần đầu B. Lần 2

C. Nhiều hơn 2 lần

Câu 2: Thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ việc làm như nào? (nhanh nhẹn, lịch sự, văn minh)

Thỉnh thoảng: Không

Câu 3: Thời gian chờ đợi để được tư vấn? (không quá 15 phút chờ đợi) Có

Thỉnh thoảng: Không

Câu 4: Thông tin thị trường lao động cung cấp có kịp thời, phù hợp, chính xác không?

Thỉnh thoảng: Không

Câu 5: Thông tin thị trường lao động còn hiệu lực không?

Thỉnh thoảng: Không

Câu 6: Theo bạn, cán bộ của đơn vị có tư vấn điện thoại và trên Webside không?

Thỉnh thoảng: Không

Câu 7: Bạn có tin rằng việc tư vấn đã giúp bạn độc lập hơn trong công việc tìm kiếm đào tạo và việc làm không?

Thỉnh thoảng: Không

Xin chân thành cảm ơn những câu trả lời của bạn và xin bỏ phiếu này vào hộp phiếu tại đơn vị.

Phụ lục 2

PHIẾUĐÁNH GIÁ

Chất lượng dịch vụ việc làm thông qua theo dõi tình trạng việc làm của NLĐ

Để góp phần tăng cường tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm tạitỉnh Lạng Sơn xin khách hàng vui lòng đánh giá những nội dung sau:

Câu 1: Bạn đã học nghề nhưng khi có việc làm mới phải đào tạo lại?

Đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)