3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các Trung tâm
3.2.6 Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động
3.2.6.1 Mục đích
Tạo việc làm đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách đồng bộ và sự kết hợp của các chủ thể bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và chính bản thân người lao động. Do vậy vấn đề tạo việc làm phải được xã hội hoá, đó là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội và của tất cả người lao động. Mọi tổ chức xã hội, mọi cá nhân đều phải năng động, sáng tạo, tích cực học tập, chủ động tìm việc làm dưới mọi hình thức khác nhau theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.6.2 Nội dung
Để có việc làm chất lượng và ổn định cho người lao động, hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm tại các Trung tâm cần xây dựng quy trình tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, phân công nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận, phòng ban, và sự phối kết hợp của các bộ phận để thực hiện công tác tư vấn, giới thiệu việc làm đạt hiệu quả cao, nội dung tư vấn, giới thiệu việc làm cần phải được điều chỉnh, mở rộng và phong phú hơn từ đó mới thu hút sự quan tâm và chú ý của người lao động. Nội dung tư vấn,
giới thiệu việc làm rất quan trọng, nó là yếu tốgiúp cho người lao động có cơ hội tìm kiếm được việc làm, lựa chọn được nghề nghiệp, giúp cho người lao động sẽ định hướng được phương thức tìm kiếm việc làm. Chính vì thế mà cần phải thay đổi nội dung tư vấn, giới thiệu việc làm phải phù hợp với nhu cầu cũng như mong muốn hiểu biết của người lao động, có như thế mới thu hút được sự quan tâm và chú ý của người lao động. Bên cạnh đó cần thay đổi cách thức tư vấn, giới thiệu việc làm tạo ra môi trường tiếp nhận thông tin rộng rãi hơn, kích thích tinh thần trao đổi, thảo luận, thắc mắc, giải thích các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm và những trách nhiệm, quyền lợi của người lao động.
Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng và duy trì các thị trường truyền thống phù hợp với đặc điểm của lao động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... khai thác và tạo mở một số thị trường thuận lợi như giáp biên giới Trung Quốc tiềm năng. Sớm hoàn thiện và triển khai hợp tác lao động qua biên giới giữa Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn với các tỉnh doanh nghiệp việc làm của Quảng Tây–Trung Quốc để gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến xuất khẩu lao động. Tham mưu, xây dựng chính sách hỗ trợ đối tượng chính sách và lao động nghèo đi xuất khẩu lao động, các lao động về nước đúng thời hạn; khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tuyển chọn lao động trong tỉnh. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ, thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi XKLĐ, nâng cao nhận thức của người lao động về XKLĐ, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như: Vai trò, ý nghĩa của XKLĐ, thị trường XKLĐ, quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ, các chính sách nhà nước về XKLĐ, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, lên án hành động bỏ trốn, làm cho người lao động hiểu rõ tác hại của hành động này đến bản thân và lợi ích quốc gia. Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả như: Các phương tiện truyền thông (vô tuyến, báo, đài, loa phát thanh ở các thôn) để thực hiện công tác tuyên truyền về lĩnh vực XKLĐ nhằm cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như: chính sách, nhu cầu tuyển dụng và chế độ được hưởng, cơ quan tuyển dụng, thủ tục, các lệ phí và mức phí, thông tin về thị trường, công tác đào tạo, hình thức xử phạt vi phạm hợp đồng…giúp cho người tham gia XKLĐ hiểu rõ chính sách và các thông tin liên quan, từ đó một mặt hạn chế tình
môi giới tiêu cực, mặt khác hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong thời gian làm việc ở nước ngoài, từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm hợp đồng. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ ở các văn phòng đại diện Trung tâm tại huyện.
Cán bộ, nhân viên phụ trách lĩnh vực xuất khẩu lao động ở huyện phải tìm hiểu, thực thi, áp dụng đúng, linh hoạt các quy định pháp luật, kiến thức về thị trường lao động, luật pháp trong nước và quốc tế.
Để công tác đào tạo nghề cho người lao động gắn với việc làm sau khóa học thì cần phải thực hiện tốt các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg trên địa bàn. Tăng cường chất lượng đào tạo nghề, kỹ năng nghề; nhận thức và hiểu biết về pháp luật liên quan đến quan hệ lao động, các chế độ của người lao động cũng như hiểu biết về văn hóa, thủ tục tập quán, đặc điểm của từng khu vực và từng thị trường lao động cụ thể Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề, tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trên toàn tỉnh, để kết hợp với việc đào tạo ngành nghề, và sau khi đào tạo nghề xong, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho lao động tại những doanh nghiệp cần tuyển dụng những ngành nghề mới đào tạo. Có như thế kết quả công tác hỗ trợ giải quyết việc làm mới đạt kết quả cao, từ đó người lao động tin tưởng vào công tác này mà tích cực tham gia hoạt động tìm kiếm việc làm. Giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, đã được đào tạo về chuyên môn cho các cơ sở dạy nghề. Đồng thời huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏi… tham gia dạy nghề. Tuyển chọn, bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề phải đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, dạy nghề. Chấn chỉnh các trường hợp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc.Đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo: chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của từng đối tượng lao động, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo cũng cần đa dạng hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đào tạo các nghề TTCN như: may công nghiệp, điện dân dụng…Chuyển giao các kỹ thuật về trồng trọt, nuôi thủy sản, chăn nuôi thú y, dịch vụ nông nghiệp…để phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ giải pháp chuyển mạnh hình thức đào tạo
nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động. Đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng nhu cầu lao động địa phương cho các KCN, khu chế xuất, xuất khẩu lao động. Tăng cường tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, người lao động và người sử dụng lao động về chủ trương, chính sách lao động, việc làm để giữa người sử dụng lao động và người lao động thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đã quy định.