Kinh nghiệm dịch vụ việc làm tại tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 31)

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm). Để giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Cao Bằng đã có những cố gắng trong công tác giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động đi đôi với đẩy mạnh sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế để giải quyết việc làm, tỉnhđã chú trọng thực hiện các giải pháp như:

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách việc làm, xác định giải quyết việc làm cho người lao động là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và bản thân người lao động;

- Xây dựng, triển khai các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với chỉ tiêu tạo việc làm và ưu tiên lao động nông thôn; hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm.

- Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách việc làm, xuất khẩu lao động, thông tin thị trường lao động, hoạt động giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm giúp cho người lao động tìm được việc làm phù hợp;

tỉnh bạn và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm.

- Kết nối thông tin người sử dụng lao động với người lao động qua các hội nghị phổ biến thông tin thị trường lao động, phiên giao dịch việc làm lưu động; chú trọng liên kết với các tỉnh bạn có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp để cung ứng lao động, giới thiệu việc làm trong nước, đồng thời tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để giảm sức ép về việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

-Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác giải quyết việc làm, gắn công tác đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cần bám sát nhu cầu thị trường và đi trước, đón đầu các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, huyện, thành phố;

- Đối với khu vực nông thôn, tập trung các giải pháp về dạy nghề kết hợp vói hỗ trợ vay vốn tín dụng để khuyến khích hộ gia đình, phát triển sản xuất, tự tạo việc làm. Phối hợp với các sở ban ngành triển khai thực hiện tốt các chính sách cụ thể về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân

- Chỉ đạo công tác tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm và phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho người lao động vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cũng như để đẩy mạnh xuất khẩu lao động.Hàng năm nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm đặc biệt là công tác xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)