Tổng quan các công tình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 37)

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Trung tâm dịch vụ việc làm là một lĩnh vực mới trong những năm gần đây. Đặc biệt với sự phát triển mạnh của nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp từng bước tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc cơ cấu nhân sự. Một lượng lớn người lao động không có tay nghề hoặc tay nghề yếu kém bị sa thải rơi vào tình trạng thất nghiệp, cùng lúc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm cần phải được chú trọng, nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm sẽ nâng cao vị thế của đơn vị mình trong việc kết nối cung – cầu lao động trên thị trường. Lĩnh vực dịch vụ việc làm gần đây có khá nhiều bài viết nghiên cứu về phát triển dịch vụ việc làm và một số công trình nghiên cứu như các bài báo, đề tài như: Đề tài: “Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ chí Minh”. Tác giả: Nguyễn Tri Quang. Nơi bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013; Đề tài: “Nâng cao chất lượng giới thiệu việc làmtại các Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang”. Tác giả: Đỗ Huy Hoan. Nơi bảo vệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Năm 2014. Đề tài: “Nghiên cứu nâng cao chất lượng giới thiệu việc làm tại các Trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn Hà Nội”. Tác giả: Bùi Quế Lâm. Nơi bảo vệ tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Năm 2010.

Các công trình nghiên cứu này được các tác giả phân tích, đánh giá, tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên để nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá đầy đủ về thực trạng và giải pháp đối với chất lượng dịch vụ việc làm tại các Trung tâm dịch vụ việc làm tại tỉnh Lạng Sơn thì chưa có nghiên cứu nào đề cập đến. Do vậy, đề tài: “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Trung tâm dịch vụ việc làm Lạng Sơn” là một đề tài mới. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả tham khảo kết hợp khảo sát những vẫn đề mới phát sinh nhất là về lý luận và thực tiễn của chất lượng dịch vụ việc làm tại tỉnh Lạng Sơn, từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn tỏng thời gian tới.

Kết luận chương 1

Dân số nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tăng rất nhanh và mỗi năm bình quân có trên một triệu người lao động bước vào tuổi lao động (chưa kể những lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và tinh giản biên biên chế tại các đơn vị sự nghiệp) do đó việc giải quyết việc làm là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra trước mắt. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, trong khi đó trình độ lao của nước ta còn nhiều yếu kém về nhiều mặt. Sự phát triển của các Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ giúp cho người sử dụng lao động nhanh chóng thỏa mãn các nhu cầu về nguồn lao động, thông qua đó có thêm nhiều động lực để phát triển các hoạt động sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao. Vì vậy, để giải quyết được viêc làm cho người lao động thì chất lượng dịch vụ việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm là rất quan trọng, nó liên quan đến mức độ đóng góp của các Trung tâm vào các mục tiêu đã đề ra, như mục tiêu về giải quyết việc làm, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thông tin thị trường lao động, mục tiêu ổn định trật tự xã hội …và rộng hơn nữa là mức độ đóng góp vào những tiến bộ của nền kinh tế-xã hội, trong đó có mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế…Ở chương 1, đã trình bày về tính cấp thiết của Đề tài cũng như mục đích, phương pháp nghiên cứu của Đề tài và kết quả dự kiến đạt được: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ việc làm. Trên cơ sở hệ thống các lý thuyết có liên

quan đến chất lượng dịch vụ việc làm như: các nội dung, các tiêu chí đánh giá, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ việc làm, kết quả nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học có liên quan đến đề tài để liên vào thực tiễn chất lượng dịch vụ việc làm tại Lạng Sơn. Nội dung này sẽ được phân tích và làm rõ tại Chương 2.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM TẠI TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)