Nghĩa, vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến việt nam của công ty cổ phần du lịch exotissimo việt nam (Trang 27 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.1. Một số vấn đề cơ bản về TNXH của doanh nghiệp

1.1.3. nghĩa, vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của TNXH, chính phủ các nước đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới TNXH của doanh nghiệp, xem đó như một phần chức năng, nhiệm vụ trong cơng tác quản lý của Nhà nước, nó đóng vai trị to lớn trong việc phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực. Đồng thời, khi doanh nghiệp quan tâm chú trọng tới đầu tư và phát triển TNXH khơng chỉ vì áp lực từ cơng chúng, mà do nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò của TNXH thì những lợi ích đạt được cịn lớn hơn nhiều lần những chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư.

Việc thực hiện TNXH không những mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mà còn cho xã hội. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận, tuân thủ pháp luật, đem lại

thu nhập và đời sống ổn định cho người lao động và gia đình họ, cũng như xây dựng môi trường sống và đảm bảo quyền của người tiêu dùng thì chắc chắn những điều đó sẽ góp phần tạo nên sự ổn định về kinh tế, văn hố, xã hội và chính trị của quốc gia. Qua phân tích có thể thấy TNXH có những ý nghĩa cụ thể sau:

1.1.3.1 Về phía doanh nghiệp

Việc thực hiện TNXH giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, tăng thị phần và nâng cao lợi thế cạnh tranh, cụ thể:

Thứ nhất, TNXH giúp thiết lập một mối quan hệ gắn bó giữa các bên có lợi ích liên quan tới doanh nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng, thơng qua việc chú trọng tới lợi ích của họ, doanh nghiệp làm cho các bên liên quan này hài lịng và do đó, doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ những mối quan hệ gắn kết này.

Mối quan hệ gắn kết với khách hàng giúp doanh nghiệp nắm được nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ cần cung cấp. Đồng thời, qua việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp, khách du lịch sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp, đặc biệt họ hoàn toàn tin tưởng, yên tâm về chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp không chỉ được khách du lịch ưu tiên lựa chọn mà họ còn giới thiệu cho bạn bè và người thân về doanh nghiệp và những sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Ngồi ra, những phản hồi tích cực từ phía khách hàng trên cổng thơng tin điện tử của doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng và các trang tư vấn điện tử … giúp củng cố niềm tin của khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng, cũng như nâng cao uy tín và quảng bá về thương hiệu của doanh nghiệp. Mối quan hệ gắn kết với nhà cung cấp giúp tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Mối quan hệ với cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm sự ủng hộ và có mơi trường hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Như vậy với những chi phí và cơng sức đầu tư vào thực hiện TNXH, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ những hoạt động của mình, từ đó giúp tạo ra các lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Thứ hai, trong vài trường hợp, TNXH có vai trị quan trọng trong việc quản lý hiệu quả hoạt động tài chính thơng qua việc tiết kiệm chi phí phải bỏ ra để xử lý, khắc phục các hậu quả, thiệt hại cho khách du lịch. TNXH đòi hỏi doanh nghiệp phải có

phương án đảm bảo an ninh, an tồn cho khách du lịch, đảm bảo cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đúng chất lượng, số lượng và tiêu chuẩn, tuân thủ pháp luật về du lịch và những luật liên quan khác. Vì vậy, thay vì phải chi những khoản tiền để giải quyết hậu quả do việc vi phạm những quy định của pháp luật, những cam kết với khách du lịch hay do những sơ xuất trong đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, doanh nghiệp có thể giảm thiểu hoặc hạn chế các rủi ro thông qua việc xây dựng những phương án hoạt động hiệu quả. Và điều này sẽ giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

Đồng thời, như đã phân tích ở trên, những phản hồi tích cực từ phía khách hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giúp củng cố niềm tin của khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng, cũng như nâng cao uy tín và quảng bá về thương hiệu của doanh nghiệp. Khi khách hàng hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ là người quảng bá tích cực và hiệu quả nhất cho chính doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được phần nào chi phí quảng bá mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thứ ba, TNXH khuyến khích doanh nghiệp đảm bảo mơi trường và điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động, đem lại hiệu quả công việc và năng suất lao động cao hơn. Điều này có được là do doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ TNXH với người lao động bao gồm an ninh, an tồn lao động, đối xử cơng bằng, chăm sóc sức khoẻ thường xuyên… Từ những chế độ đãi ngộ như trên giúp doanh nghiệp giữ được những nhân viên có trình độ chun mơn, nghiệp vụ và thậm chí thu hút được lao động có chất lượng.

Cuối cùng, TNXH giúp nâng cao thương hiệu và uy tín, tạo ra năng lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. TNXH nếu được thực hiện tốt sẽ giúp giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc và tăng số lượng nhân viên giỏi nhờ chế độ đãi ngộ tốt. Đây là tất cả các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên khía cạnh đội ngũ lao động. Trên khía cạnh cộng đồng và khách du lịch, có thể thấy, một doanh nghiệp với chính sách tn thủ pháp luật, vì mơi trường, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ được quan tâm và ủng hộ nhiều hơn từ các đối tượng này, do đó sẽ tạo ra nhiều lợi

với nhà cung cấp cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh do được cung cấp những sản phẩm có chất lượng với giá ưu đãi sẽ tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng với giá thành cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác.

1.1.3.2. Về phía nhà nước

Khi doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH thì chắc chắn lợi ích mang lại sẽ rất đa dạng, từ lợi ích kinh tế cho đến các lợi ích xã hội khác. Và tất nhiên, khi đã có sự ổn định và phát triển về lợi ích kinh tế, xã hội thì sự ổn định, phát triển về chính trị của đất nước là một hệ quả tất yếu. Những ý nghĩa đó thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau của việc TNXH của doanh nghiệp, cụ thể như:

Thứ nhất là lợi ích kinh tế. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu lớn cho nhà nước từ các khoản thuế, phí và lệ phí. Thơng qua việc chấp hành các quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh lành mạnh với nhau, do đó, hiệu quả kinh doanh cao hơn và như vậy nhà nước cũng thu được nhiều hơn từ các doanh nghiệp. Đồng thời, với tiêu chí kinh doanh có đạo đức, trách nhiệm và tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hối lộ …, khơng cịn nhiều những vụ tham ơ, tham nhũng, thất thoát ngân sách nhà nước xảy ra như thời gian gần đây.

Trong lĩnh vực du lịch, với việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu và hình ảnh du lịch Việt Nam và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Việc này không chỉ giúp kinh tế quốc gia tăng trưởng mà còn đem lại nguồn ngoại tệ dồi dào giúp ổn định cán cân thương mại.

Thứ hai, các chính sách và chế độ đãi ngộ trong nội bộ doanh nghiệp, đối xử công bằng giữa các lao động khơng những giúp người lao động có thu nhập ổn định mà cịn tạo ra mơi trường xã hội nhân văn hơn. Bên cạnh đó, những chính sách đối với người tiêu dùng thể hiện mối quan tâm về vai trò quan trọng của người tiêu dùng với sự phát triển của doanh nghiệp làm hài lòng và định hướng người tiêu dùng. Tất cả những yếu tố đó giúp tạo nên một xã hội với giá trị nhân bản, khi quyền của người lao động và người tiêu dùng cũng như quyền con người nói chung được quan tâm bảo vệ và phát triển.

Thứ ba, khi mối quan hệ lao động giữa các bên tạo ra môi trường lao động ổn định, sẽ giúp tạo ra ổn định về kinh tế, kéo theo các ổn định về xã hội. Điều này được lý giải do tỷ lệ lao động có việc làm tăng lên nên hạn chế các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Và sự ổn định này chính là cơ sở nền tảng cho việc ổn định hệ thống chính trị cũng như các vấn đề khác.

Cuối cùng, TNXH đóng vai trị bảo vệ mơi trường. Quản lý mơi trường là một trong những vai trò quan trọng của Nhà nước nhằm đảm bảo môi trường trong lành cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH đồng nghĩa với việc họ có sự quản lý tốt trách nhiệm với mơi trường. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cùng góp một phần, chia sẻ trách nhiệm bảo vệ mơi trường với Nhà nước. Có thể thấy, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị. Do đó, khi thực hiện TNXH, các doanh nghiệp đã góp phần phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa thơng qua các hoạt động cũng như đóng góp về tài chính.

1.1.3.3. Về phía cộng đồng địa phương

Việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, cụ thể như sau:

Thứ nhất, được tạo công ăn việc làm với nguồn thu nhập ổn định. Điều này được nhận thấy rõ hơn ở các nhà hàng, khách sạn, khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, mua sắm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp lữ hành, với tư cách là bên trung gian đã đưa khách du lịch tới tham quan du lịch, sử dụng các dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, do đó, họ cũng gián tiếp tạo cơng ăn việc làm cho người địa phương. Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng trực tiếp tạo việc làm cho người địa phương với những công việc cụ thể như hướng dẫn viên, người dẫn đường, người khuân vác, người chèo đò…

Thứ hai, kinh tế gia đình cộng đồng địa phương phát triển hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao và ổn định hơn. Trong quá trình lưu trú, tham quan tại địa phương, các doanh nghiệp thường mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ tại chỗ phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thường ưu tiên mua sắm những sản vật và đồ thủ công mỹ nghệ do cộng đồng địa phương làm ra để làm quà

tặng khách du lịch hoặc giới thiệu cho khách du lịch mua làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Ngồi ra, q trình giao tiếp và phục vụ khách du lịch, cộng đồng địa phương cũng từng bước được tiếp cận với công nghệ thông tin, những tiện nghi hiện đại… phục vụ sinh hoạt hàng ngày và trong cơng việc. Do đó, kinh tế gia đình ngày càng phát triển và chất lượng cuộc sống cũng ngày càng được nâng cao.

Thứ ba, như đã phân tích ở trên, một trong các cách mà doanh nghiệp thực hiện TNXH đối với cộng đồng địa phương là đóng góp vào ngân sách địa phương, hỗ trợ xây dựng những cơng trình cơng cộng như trường học, đường xá… hoặc tổ chức những chương trình giao lưu văn hoá, khám chữa bệnh miễn phí, bảo trợ học tập cho trẻ em, bảo trợ người già, người tàn tật…Do đó, cộng đồng địa phương sẽ được thụ hưởng lợi ích từ những cơng trình hạ tầng, những hoạt động văn hố, xã hội, y tế, giáo dục do các doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ.

1.1.3.4. Về phía khách hàng

Thứ nhất, được tiếp cận với những thơng tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ và điểm đến du lịch do phía doanh nghiệp lữ hành cung cấp từ trước và trong chuyến đi. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch phải cung cấp đầy đủ những quy định của pháp luật, những thông tin về thời tiết, phong tục tập quán, những điều nên và không nên làm tại điểm đến du lịch, những thông tin về dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại… trong suốt chương trình du lịch. Từ những thơng tin đó, khách du lịch có thể hình dung về điểm đến, những sản phẩm, dịch vụ mình sẽ được cung cấp và chuẩn bị giấy tờ, tư trang cần thiết cho chuyến đi, qua đó họ thực sự cảm thấy thoải mái trong suốt chuyến đi.

Thứ hai, được đảm bảo về chất lượng, số lượng và tiêu chuẩn của những sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp lữ hành đã cam kết cung cấp. Không chỉ cung cấp những thông tin trước chuyến đi, trong chuyến đi, các doanh nghiệp lữ hành sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ với số lượng, chất lượng và tiêu chuẩn như đã cam kết với khách hàng.

Thứ ba, được đảm bảo an ninh, an tồn tính mạng và tài sản, đồng thời được phục vụ chu đáo trong suốt chuyến du lịch bằng việc các doanh nghiệp lữ hành đóng bảo hiểm du lịch đầy đủ, trang bị những trang thiết bị phù hợp với loại hình du lịch

mình cung cấp, lựa chọn những đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ có uy tín và có phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến việt nam của công ty cổ phần du lịch exotissimo việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)