7. Cấu trúc luận văn
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao TNXH cho các doanh nghiệp
3.3.3. Nâng cao TNXH để khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên du lịch
Nhận thức đúng về phát triển bền vững giúp chủ doanh nghiệp, người điều hành đưa ra những quyết định hợp lý và có trách nhiệm. Khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ tài nguyên du lịch là những việc các doanh nghiệp cần thực hiện. Bởi vậy, doanh nghiệp cần triển khai một số nội dung sau:
- Nhận thức đúng giá trị của tài nguyên du lịch, của điểm đến du lịch cũng như những tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động kinh doanh của mình có thể gây ra đối với tài nguyên du lịch. Ví dụ, đối với một điểm đến du lịch, những tác động tích cực mà doanh nghiệp có thể mang lại là (1) giới thiệu về những giá trị của điểm đến du lịch tới khách du lịch; (2) mang lại nguồn thu nhập từ việc bán vé và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch; (3) góp ý, kiến nghị về các hoạt động, dịch vụ phục vụ khách du lịch từ đó nâng cao chất lượng và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch… Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mang tới khơng ít những tác động tiêu cực như (1) gây ô nhiễm môi trường do khách du lịch xả rác bừa bãi; (2) sử dụng hướng dẫn viên khơng có kiến thức giới thiệu và cung cấp những thơng tin chưa chính xác về điểm đến du lịch; (3) tổ chức các đồn khách đơng vượt q ngưỡng sức chứa của khu, điểm du lịch dẫn … Như vậy, sau khi đã nhận thức, phân loại được những tác động tích cực và tiêu cực, doanh nghiệp cần thực hiện tối đa hóa những tác động tích cực và giảm tới mức tối thiểu những tác động tiêu cực cho tài nguyên du lịch, các khu, điểm du lịch.
- Khi thiết kế, xây dựng chương trình du lịch, các doanh nghiệp cần lựa chọn những hoạt động phù hợp, không ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên du lịch để phục vụ khách du lịch.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức xúc tiến, quảng bá các điểm đến hợp lý tránh tình trạng quá tải vào mùa cao điểm. Ví dụ mùa hè là mùa cao điểm ở hầu hết các bãi
biển, do đó, doanh nghiệp cần tăng cường xúc tiến, quảng bá, bán sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch nơng nghiệp, nơng thơn… hoặc khuyến khích khách du lịch lựa chọn đi du lịch vào các ngày trong tuần, tránh những ngày cuối tuần…
- Yêu cầu hướng dẫn viên tìm hiểu thơng tin về điểm đến du lịch, về tài nguyên du lịch để cung cấp và hướng dẫn cho du khách, tránh tình trạng hướng dẫn viên khơng có kiến thức hoặc cung cấp thơng tin sai về tài nguyên du lịch. Đồng thời phổ biến và đề nghị khách du lịch tuân thủ những nội quy, quy định của điểm đến, không xâm hại tài nguyên du lịch.
- Yêu cầu hướng dẫn viên tuyên truyền, phổ biến cho khách du lịch về trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tôn trọng cuộc sống của các loài động vật hoang dã…và cấm xâm hại tài nguyên du lịch dù là những hành động nhỏ nhất như khắc tên lên cây…
- Trích trực tiếp từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp hoặc tổ chức huy động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân khác cho các hoạt động liên quan tới công tác bảo tồn tài nguyên du lịch như: trùng tu các di tích lịch sử văn hóa, hỗ trợ cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học…