Phản ứng ban đầu của dư luận Pháp đối với chiến tranh Đông Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 36 - 38)

Cùng với việc vận động Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phối hợp với Đảng Cộng sản Pháp - một đảng tiên tiến của nước Pháp lúc bấy giờ trong đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương. Chuyến đi Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 đã tạo tiền đề cho mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam, khơi thông mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Đông Dương sau một thời gian gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong chuyến đi thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ những đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp vốn là những người bạn chiến đấu thân thiết của Người như đồng chí M.Thorez (M.Tôrê), J.Duclos (J.Đuyclô)... Người nói rõ với các đồng chí Pháp về lập trường của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do; Người đề nghị Đảng Cộng sản Pháp hãy đi tiên phong trong cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp chống bọn thực dân phản động - những kẻ đang phá hoại tình hữu nghị Pháp - Việt.

Lúc này, Đảng Cộng sản Pháp đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh nghị trường và có đại diện trong Chính phủ. Khi chiến tranh Pháp - Việt nổ ra ở Đông Dương, tuy giữa hai Đảng chưa có liên lạc chính thức với nhau nhưng ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Pháp là đảng duy nhất đứng lên chống lại chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Đảng Cộng sản Pháp nhận thức và nêu rõ nguy cơ Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương và biến Pháp thành phụ thuộc. Phải chấm dứt chiến tranh, cứu vãn hòa bình khi còn có thể, Nghị quyết ngày 19-3-1947 của Đảng Cộng sản Pháp nêu rõ: “Sự phát triển của chiến tranh Đông Dương sẽ dẫn đến việc Pháp xin viện trợ tài chính và quân sự của nước ngoài; điều đó có nghĩa là làm thương tổn đến độc lập dân tộc của chúng ta”[123, tr. 46]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Pháp một lần nữa nhấn mạnh đến sự cần thiết tuyệt đối phải chấm dứt xung đột ở Đông Dương, nối lại đàm phán hòa bình với Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở Hiệp định ngày 6-3-1946, tôn trọng độc lập và thống nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với tư cách là đảng tham chính, các đảng viên hiện giữ những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đã liên tục đấu tranh cho đến khi bị gạt ra khỏi Chính phủ vào đầu tháng 5-1947. Đảng Xã hội cùng với các lực lượng tiến bộ trong nhân dân Pháp cũng lên tiếng đòi Chính phủ phải tôn trọng Hiến pháp của nước Pháp, chống kiểu đô hộ theo phương thức thực dân cũ, đòi để người Việt Nam tự định đoạt những vấn đề chính trị của mình, kể cả vấn đề độc lập và thống nhất trong khối Liên hiệp Pháp.

Những cuộc biểu tình đường phố đầu tiên diễn ra trong các ngày 9-2, 25-3 và 1-5 năm 1947 với khẩu hiệu “Hòa bình ở Việt Nam”, đòi chấm dứt chiến tranh xung đột. Tuy nhiên, trong những năm đầu chiến tranh (1947-1948), đối với đại đa số người Pháp, vấn đề Việt Nam không phải là mối quan tâm hàng đầu. Nhân dân Pháp lúc này vẫn có ý nghĩ cho rằng thực dân là có lợi, rằng sự có mặt của người Pháp và quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông chủ yếu là để “khai hóa” mặc dầu còn nhiều khiếm khuyết không thể tránh khỏi. Hơn nữa, một trận chiến ở tận bên kia thế giới, trong đó quân đội viễn chinh vẫn làm chủ tình thế không phải là cái gì quá chấn động dư luận Pháp. Từ năm 1948 trở đi, kể từ sau chiến thắng Việt Bắc, quân và dân Việt Nam bắt đầu có những cuộc tiến công quy mô, làm cho đội quân viễn chinh Pháp gặp phải những thất bại ban đầu. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Pháp một lần nữa đứng đầu lãnh đạo phong trào phản chiến đang nổi lên mạnh mẽ ở nước Pháp.

Tháng 4-1949, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp ra quyết nghị đẩy mạnh phong trào của nhân dân Pháp đòi Chính phủ Pháp phải đình chỉ ngay lập tức cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng cách đàm phán với Chính phủ Hồ Chí Minh, chấm dứt trò thề bù nhìn ở Việt Nam.

Tháng 9-1949, Tạp chí Đảng Cộng sản Pháp số ra tháng 9-1949 có đăng bài của đồng chí Jean Guillan viết: “Cuộc chiến đấu cho hòa bình ở Việt Nam không thể đứng ở giai đoạn tuyên truyền cổ động, toàn Đảng phải được động viên để lãnh

đạo và tổ chức những hành động cụ thể cho việc thiết lập hòa bình ở Việt Nam. Cần phải cho toàn Đảng thấy rằng, cuộc đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh của chúng ta” [46, tr. 403].

Tháng 12-1949, Trung ương Đảng Cộng sản Pháp ra lời kêu gọi toàn Đảng hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để đẩy cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Từ năm 1949, phong trào phản chiến ngày càng lên cao, tác động vào nội bộ nước Pháp, thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân, công nhân, thanh niên, trí thức tiến bộ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, anh dũng, cảm động vì nghĩa tình gắn bó với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)