Hội nhập và hợp tác quốc tế phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 115 - 116)

1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn

3.2.1. Hội nhập và hợp tác quốc tế phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường

tự lực tự cường

Đây là quan điểm có tính nguyên tắc trong quan hệ quốc tế. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn của quan điểm này. Trong kháng chiến cũng như trong thời bình, chúng ta không thể bị động trông chờ vào viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài, trông chờ vào “lòng tốt” của chủ nghĩa tư bản, nhất là trong bối cảnh hiện nay, bất cứ mối quan hệ hợp tác hay liên minh nào cũng đều đỏi hỏi phải “có đi, có lại”, “các bên cùng có lợi”. Chúng ta phải phát triển đất nước, hội nhập vào thế giới bằng cách phát huy nội lực của mình, như trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “công việc của ta phải do ta làm lấy”, “đem sức ta tự giải phóng cho ta”. Tất nhiên, tự lực tự cường không có nghĩa là biệt lập và cô lập, tự co mình lại, khép kín và biệt phái. Trong thời đại ngày nay, không một nước nào có thể phát triển mà không mở cửa, hội nhập với thế giới. Nếu trong thời kỳ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo kết hợp độc lập, tự chủ với đoàn kết quốc tế, tranh thủ sức mạnh và sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, thì hiện nay chúng ta cũng thực hiện như vậy. Trong giai đoạn hiện nay - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng đặc biệt coi trọng sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp yếu tố dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại, sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ với nhiều nước trên

thế giới để xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ cần phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, thế giới hiện đại đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đồng thuận, vừa mâu thuẫn, nên vấn đề giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, không lệ thuộc, ỷ lại vào bên ngoài có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong khi mở cửa, hội nhập, mở rộng quan hệ với nhiều nước cần giữ nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa tấn công bằng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi. Khai thác tối đa mọi lợi thế và nguồn lực của đất nước là điều kiện cơ bản để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế có hiệu quả. Có độc lập, tự chủ mới đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế có hiệu quả; ngược lại, đa dạng hóa, đa phương hóa cũng góp phần củng cố, tăng cường thế độc lập tự chủ.

Xét trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Quan điểm đó được Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán, thể hiện trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)