1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn
3.2.4. Xử lý hài hòa quan hệ giữa các nước trong quan hệ quốc tế
Trong một thế giới đang biến đổi sâu sắc, song song với đa phương hóa các quan hệ quốc tế, cần xử lý đúng đắn và hài hòa mối quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, chính sách và quan hệ của nước ta với các nước nhằm tạo thế đứng ổn định, lâu bền và ngày càng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, phục vụ đắc lực lợi ích quốc gia, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Mối quan hệ với các nước được tạo dựng trên cơ sở song phương và đa phương, trước mắt và lâu dài phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, là bạn và là đối tác tin cậy.
Trên bình diện chung đó, mối quan hệ giữa các nước láng giềng và các nước trong khu vực tiếp tục được coi trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Quan hệ này được xác định theo hướng ổn định lâu dài, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, phát huy tối đa tiềm năng, hiệu quả hợp tác trên mọi lĩnh vực. Mối quan hệ này tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.
Bên cạnh chủ trương hợp tác với các nước trong cộng đồng quốc tế, Đảng không ngừng củng cố và phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước khu vực Đông Nam Á, các nước bạn bè truyền thống.
Đối với nước láng giềng thân thiết là Lào và Campuchia, từ Đại hội VI, Đảng đã chỉ rõ, sự phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật sống còn và phát triển của cả ba dân tộc anh em [32, tr. 100]. Tiếp đó, Đại hội VII của Đảng tiếp tục khẳng định: ‘Không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa
Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Campuchia anh em. Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau” [33, tr. 89].
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung Quốc là bạn đồng minh và giúp đỡ cho ta rất nhiều. Tuy nhiên, trước và sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước hoàn toàn thống nhất, quan hệ Việt - Trung đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt. Năm 1968, Trung Quốc đã cắt giảm viện trợ cho Việt Nam. Đến những năm 70, 80 của thế kỷ XX, Trung Quốc thay đổi chính sách ngoại giao thân thiện với Mỹ, đối đầu với Liên Xô. Năm 1973, Trung Quốc ngừng hoàn toàn viện trợ cho Việt Nam. Tiếp theo đó, sau chuyến thăm của Nixson sang Trung Quốc, tháng 1-1974, Chính phủ Trung Quốc đem quân chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mối quan hệ ngày càng mâu thuẫn sâu sắc. Đỉnh cao của mâu thuẫn ấy là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (2-1979) mà Trung Quốc gây ra cho Việt Nam.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trong bối cảnh xu thế quốc tế mới, vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt - Trung trở thành mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội lần thứ VI của Đảng chỉ rõ: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam, trước sau như một, quý trọng và nhất định làm hết sức mình để khôi phục tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước... Lập trường của chúng ta là lấy lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước làm trọng” [32, tr. 107-108]. Tiếp đó, Đại hội lần thứ VII của Đảng xác định: “Thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác Việt - Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng” [33, tr. 89]. Với sự cố gắng của Việt Nam và Trung Quốc, từ năm 1991, quan hệ hai nước đã được bình thường hóa. Hai bên xây dựng khuôn khổ quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu dài. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2-1999, lãnh đạo cấp cao hai nước xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Năm 2005, hai bên thoả thuận đưa quan hệ hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, vận dụng tư tương Hồ Chí Minh, Đảng chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Từ tháng 5-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đánh đấu bước tiến mới trong quan hệ với các nước khu vực. Từ đó đến nay, ASEAN luôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Sự hợp tác với ASEAN đã đưa lại những kết quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực. Đóng góp của Việt Nam vào hoạt động ASEAN được các nước thành viên và đối tác đánh giá cao. Trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại ở giai đoạn mới, ASEAN tiếp tục là một trong những ưu tiên đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam coi Liên bang Nga có tầm quan trọng hàng đầu trong mối hệ giữa Việt Nam với các nước bạn bè truyền thống. Nga cũng đánh giá cao những thành tựu đổi mới của Việt Nam coi “Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất” của Nga tại Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ song phương giữa hai nước được triển khai trên nhiều lĩnh vực góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam cũng như củng cố vị trí của Nga ở khu vực này với cách đề cập mới.
Từ năm 1992, Việt Nam đã khôi phục lại quan hệ với các nước bạn truyền thống Đông Âu. Việt Nam và các nước đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao và tiến hành ký kết với nhau một số hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại...
Trong đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Đảng chú trọng đến mở rộng quan hệ với các nước lớn, các trung tâm, kinh tế chính trị lớn, các tổ chức quốc tế có tính toàn cầu, coi đó là nhân tố ảnh hưởng và tác động đáng kể đến an ninh và phát triển của khu vực và của nước ta. Việt Nam đã cải thiện và tăng cường quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa và công nghiệp phát triển trên thế giới.
Có thể nói, những quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế là cơ sở lý luận cũng là cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối đối ngoại và hợp tác quốc tế trước đây, cũng như trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện
thành công sự nghiệp đổi mới, hoàn thành thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách về đoàn kết, hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại mới, thể hiện sự chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế là phù hợp với xu thế khách quan của thời đại và đạt được thành tựu quan trọng, đưa đất nước vững bước hội nhập quốc tế và khu vực, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2050.
KẾT LUẬN
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là những năm tháng đầy khó khăn, thử thách của cách mạng Việt Nam. Bị bao vây và chưa nhận được sự ủng hộ trực tiếp của thế giới tiến bộ, sự sống còn của dân tộc bị đe dọa bởi các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Phá thế bao vây, vươn ra thế giới, đưa cách mạng Việt Nam hòa nhập vào cách mạng thế giới, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng thế giới là yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam. Là người lãnh đạo và thực hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng đã hoạt động tích cực, mở tung cánh cửa bước ra thế giới, thu hút sức mạnh nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Mỗi giai đoạn, mỗi bước tiến, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đi tới thắng lợi hòa toàn.
1. Hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế của Hồ Chí Minh những năm 1946-1949 đã phá vỡ âm mưu bao vây của kẻ thù, tạo điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra trong điều kiện cuộc chiến đấu không cân sức, lại bị bao vây, phong tỏa, chưa liên hệ được với thế giới bên ngoài thì vấn đề đó càng trở nên bức thiết. Với cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nhà nước, Hồ Chí Minh đã làm hết sức mình, từng bước phá thế bao vây, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, khoét sâu và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương, cô lập cao độ kẻ thù chính. Trong kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng hết sức kiên trì làm tốt công tác tuyên tuyền quốc tế bằng mọi phương pháp và con đường có thể, nhằm vạch rõ bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và khẳng định tính chất chính nghĩa, nhân đạo của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ công lý và hòa bình thế giới. Thế giới dân chủ bắt đầu chú tâm theo dõi từng ngày diễn biến cuộc chiến tranh ở Đông Dương và lên tiếng phản đối, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Tất cả những điều đó là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh cho đến thắng lợi.
2. Hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế những năm 1950-1954 góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Xuất phát từ yêu cầu cách mạng
trong nước, tranh thủ điều kiện thuận lợi của tình hình quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động mở rộng quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam đến với thế giới và nhân loại tiến bộ. Trên thế giới đã hình thành lực lượng quốc tế rộng rãi, tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đông đảo các tầng lớp nhân dân thế giới có hiểu biết đúng đắn hơn về chiến tranh Đông Dương, đứng về phía Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân, đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân đội viễn chinh về nước, tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở độc lập, tự chủ và thống nhất của Việt Nam... là hệ quả to lớn của chủ trương gắn cuộc kháng chiến của ta với phong trào vì hòa bình, dân chủ và độc lập dân tộc của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế của Hồ Chí Minh để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước ta xây dựng đường lối đối ngoại và hợp tác quốc tế trong giai đoạn hiện nay, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hội nhập quốc tế hiện nay, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, hội nhập và hợp tác quốc tế phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Thứ hai, đặt Việt Nam trong mối quan hệ toàn cầu, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Thứ ba, phát huy truyền thống hòa hiếu dân tộc, mở rộng hội nhập quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Thứ tư, xử lý hài hòa quan hệ giữa các nước trong quan hệ quốc tế.