1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn
3.1.2. Đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế, kết hợp mục tiêu dân tộc và mục tiêu thời đạ
tiêu dân tộc và mục tiêu thời đại
Đặt cách mạng Việt Nam trong quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó gắn cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam với trào lưu cách mạng thời đại là cách nhìn khoa học và đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng, có kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
trong thời đại mới. Đó là cơ sở để định ra chiến lược và sách lược đấu tranh đúng đắn trong các thời kỳ lịch sử.
Thời điểm diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, thế giới đang diễn ra sự phân hóa quyết liệt. Các quốc gia, dân tộc đều đang say mê vận động trên trục quay của mình, Việt Nam gần như lẻ loi, đơn chiếc trong thế giới đó. Bối cảnh thế giới, tương quan lực lực trên thế giới và khu vực được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng phân tích, đánh giá một cách chính xác là cơ sở khách quan của chính sách đối ngoại và tập hợp lực lượng bên ngoài nhằm phá vỡ thế bao vây của kẻ thù để vươn ra thế giới cùng nhân loại tiến bộ.
Do điều kiện khách quan chi phối, thời kỳ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chỉ chủ trương đoàn kết với dân tộc Campuchia, Lào; liên hiệp với dân tộc Pháp và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp Pháp; thân thiện với các dân tộc Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Lấy lợi ích dân tộc độc lập và lợi ích chung của thế giới tiến bộ làm cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước đầu hội nhập với thế giới dân chủ. Với những hoạt động ngoại giao nhân dân tích cực trong những năm 1946-1949, Việt Nam đã phá vỡ thế bao vây của kẻ thù. Từ quan hệ đơn phương, Việt Nam đã có mối quan hệ rộng rãi với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á; liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia ở biên giới phía Tây; phối hợp với quân giải phóng Trung Quốc ở phía Bắc; liên hệ chặt chẽ với nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp. Sức mạnh của một nửa thế giới đã quy tụ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Từ năm 1950, những điều kiện khách quan cho phép Việt Nam mở rộng quan hệ bang giao quốc tế, đứng vào hàng ngũ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình tiến bộ nhân loại. Với việc “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh Việt Nam, các nước đế quốc đứng đầu là Mỹ với âm mưu biến Việt Nam thành tiền đồn “chống cộng” ở Đông Nam Á, phá hoại hòa bình thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng xác định cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ là một bộ phận trong phong trào đấu tranh cho hòa bình và dân chủ trên thế giới. Dân
tộc Việt Nam vừa chiến đấu để giành tự do và dân chủ cho mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới. Mỗi thắng lợi của Việt Nam là một viên gạch góp vào xây dựng lâu đài hòa bình thế giới.
Đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, trên thực tế, đã đem lại sự thay đổi về chất mối quan hệ bang giao của nước ta, từ quan hệ đơn phương đã phát triển thành mối quan hệ song phương, đa phương với nhiều nước trong khu vực, các lực lượng chính trị - xã hội khác nhau trên thế giới, huy động tối đa sức mạnh quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam. Hội nghị Giơnevơ được triệu tập và Hiệp định Giơnevơ được ký kết là kết quả của cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Gắn cuộc đấu tranh của nhân dân ta với xu thế thời đại, tạo ra sức mạnh liên hoàn có lợi cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, cũng như các dân tộc trên thế giới vì mục tiêu chung hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ là luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong quan hệ quốc tế.
Từ thực tiễn quá trình chỉ đạo cuộc vận động quốc tế của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể rút ra một số nhận xét sau:
1- Chủ trương đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế giới đi theo định hướng mới, đó là gắn cách mạng nước ta với trào lưu, xu thế của thời đại trên cơ sở nhận thức thế giới một cách khoa học, biện chứng.
2- Thông qua chủ trương trên, Hồ Chí Minh đã đạt được những mục đích đề ra, phù hợp với hoàn cảnh của nước nhỏ phải đương đầu với nhiều thế lực thù địch Người đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng chiến tranh xâm lược và mưu đồ bao vây, phong tỏa làm suy yếu cách mạng nước ta của các thế lực thù địch.
3- Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường được xem là nguyên tắc cơ bản trong hội nhập và vận động quốc tế.