Phát huy truyền thống hòa hiếu dân tộc, mở rộng hội nhập quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 118 - 120)

1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn

3.2.3. Phát huy truyền thống hòa hiếu dân tộc, mở rộng hội nhập quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình

vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trong thế giới đều là bạn của Việt Nam. Điều đó nói lên mối quan hệ tương hỗ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, song cũng có nghĩa vụ đóng góp vào sự phát triển của cách mạng thế giới. Trên nền tảng đó, Hồ Chí Minh đã chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, “làm bạn với tất cả các nước dân chủ”, đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế về tư tưởng, lý luận, chính trị và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng. Phát triển quan điểm đó của Người, từ Đại hội lần thứ VII (1991), Đảng đã khẳng định phương châm của đường lối đối ngoại của ta là “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) hoàn thiện thêm nội dung tư tưởng ấy, đó là “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [35, tr. 119]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X bổ sung và nhấn mạnh quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác

trên nhiều lĩnh vực khác; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình vào tiến trình hợp tác quốc tế

và khu vực” [36, tr. 112]. Nét mới của Đại hội Đảng lần thứ X là đã bổ sung và khẳng định rõ nội dung mang tính tiêu chí trong đường lối đối ngoại của Đảng là “hòa bình, hợp tác và phát triển”, hoàn thiện thêm quan điểm chỉ đạo về hội nhập quốc tế với yêu cầu “tích cực” đi sâu hội nhập và tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Quan điểm này thể hiện bước tiến mới, quan trọng về phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đa dạng hóa nghĩa là triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, với tất cả các cấp độ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính phủ với nhiều hình thức linh hoạt, trong đó kinh tế được coi là trọng tâm. Đa dạng hóa trong mối quan hệ quốc tế để nhanh chóng phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến, tránh tụt hậu, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc gia.

Đa phương hóa quan hệ quốc tế là mở rộng quan hệ với tất cả các nước, vì lợi ích, hòa bình, độc lập và phát triển với phương châm vừa là bạn vừa là đối tác tin cậy. Trong mối quan hệ đa phương, các bên tham gia cùng tạo mối quan hệ sao cho vừa phù hợp với nhu cầu của mình, phù hợp với tình hình thế giới và thực hiện các bên cùng có lợi. Vì thế, việc xác định mẫu số lợi ích chung, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, quan tâm đến việc tạo dựng và không ngừng củng cố sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở quan hệ hữu nghị, hòa bình và ổn định, hợp tác cùng có lợi... là những thành tố hữu cơ, có quan hệ mật thiết với nhau.

Đa dạng hóa, đa phương hóa là chủ trương quan trọng của Đảng, phù hợp với thực tiễn của quan hệ quốc tế hiện đại của nước ta, với đặc điểm của quan hệ toàn cầu mới và quan điểm của Hồ Chí Minh về thêm bạn, bớt thù, tranh thủ tối đa mở rộng quan hệ Việt Nam với thế giới.

Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa cần quán triệt quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, giữ vững và phát huy truyền thống, cốt cách Việt Nam, làm cho nhân tố Việt Nam phát huy trên trường quốc tế. Nâng cao uy tín của Việt Nam đối với quốc tế đồng thời

phải đảm bảo các nguyên tắc: Kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, bảo đảm độc lập chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Đây là những nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình giải quyết các mối quan hệ giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế; phát huy điểm đồng, khắc phục những điểm dị biệt, cùng các quốc gia phấn đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)