Nhân dân Liên Xô, Trung Quốc kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam đầu tiên nhân dịp đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 144 - 146)

nhân dịp đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Trong buổi phát thanh đặc biệt của đài Mátxcơva nhân dịp kỷ niệm ngày 2-9, nhân dân Liên Xô phát biểu những lời thật cảm động ủng hộ kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Đồng chí Pốtkôkaep - một nhà báo nối tiếng chuyền viết về vấn đề Việt Nam phát biểu: “Nhân dân Liên Xô theo dõi từng ngày từng giờ cuộc đấu tranh anh dũng giành độc lập và tự do của các bạn; nhất là từ ngày nước chúng tôi đặt quan hệ ngoại giao với nước các bạn, thì chúng tôi lại càng quan tâm đến mọi việc xẩy ra trên đất nước các bạn. Có thể nói hiện nay, trong toàn cõi Liên Xô, từ thành thị đến nông thôn, không nơi nào là không biết đến cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam. Nhiều đồng bào chúng tôi đang học tiếng Việt Nam để tự đọc lấy sách vở, báo chí Việt Nam”.

Đồng chí Kôvaly - một công nhân gương mẫu nhận được giải thưởng Stalin nói: “Nhân dân Liên Xô rất cảm phục cuộc đấu tranh khó khăn và đầy gian khổ của các bạn. Các đồng chí của tôi và tôi đều biết rõ tên tuổi các anh hùng và chiến sĩ thi đua của các bạn như Cù Chính Lam, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa... Những tấm gương chiến đấu và sản xuất của các bạn làm chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi nhớ lại cách đây không lâu, chính chúng tôi đã từng đấu tranh gian khổ chống lại quân phát xít Hittle để bảo vệ tự do và độc lập. Chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn gian khổ những như các bạn bây giờ, bao giờ chúng tôi cũng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng. Chiến tranh kết liễu, chúng tôi lại mang lòng phấn khởi và tin tưởng đó vào công cuộc xây dựng Liên Xô hùng cường của chúng tôi... Nhân dân Liên Xô tích cực sản xuất và nhân dân Việt Nam ra sức chiến đấu đều là để xây dựng hòa bình chung của thế giới và những thắng lợi của nhân dân hai nước đều là những đòn liên tiếp nặng nề

Đồng chí Vaxikhara - anh hùng Liên Xô nguyên tư lệnh một binh đoàn du kích trong thời chiến chống phát xít Đức đã đừng hoạt động mạnh ở vùng sau lưng địch và lập nhiều chiến công lớn nói: “Nhân ngày kỷ niệm Quốc khánh năm nay của các bạn, tôi xin gửi các bạn lời chào mừng nhiệt liệt và chúc các bạn mau chóng tiêu diệt hoàn toàn quân cướp nước, để rồi đây các bạn cũng được hạnh phúc như chúng tôi”.

Trước đài phát thanh Bắc Kinh, đồng chí Lưu Đức Chân - Lao động gương mẫu toàn Trung Quốc, đã nói chuyên với công nhân và nhân dân Việt Nam: “Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đều biết rằng cuộc đấu tranh chống bon xâm lược để bảo vệ độc lập của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trọng yếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới... gần đây những tin tức về phong trào thi đua của anh em công nhân Việt Nam đã lan truyền tới Trung Quốc”.

Ở Mátxcơva, hơn 300 vị khách đến dự tiệc, trong đó có đồng chí Gorkine - Tổng Thư ký Xôviết tối cao Liên Xô, đồng chí Pouchkine - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô; nhiều nhân vật quan trọng trong phái đoàn Trung Quốc hiện đang ở Mátxcơva; đại sứ các nước Triều Tiên, Mông Cổ, Bungari, Rumani, Hunggari, Đức; đại diện ngoại giao các nước Anbani, Tiệp Khắc, Ba Lan. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô đã đọc diễn văn nêu rõ thành tích bảy năm kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam và nhấn mạnh rằng, cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi nhưng phải trường kỳ gian khổ. Nhân dân Việt Nam kháng chiến là để giành độc lập và đồng thời để góp phần vào việc xây dựng hòa bình và dân chủ thế giới, dưới sự lãnh đạo của Liên Xô.

Ở Bắc Kinh, tối ngày 2-9-1952, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng tổ chức tiệc mừng. Đến dự có hơn 300 vị khách, trong đó có đồng chí Phó Chủ tịch Chính phủ Lưu Thiếu Kỳ, Phó Chủ tịch Chính phủ Lý Tế Thâm, Phó Thủ tướng Quách Mạt Nhược... Trong đoàn ngoại giao có các đồng chí đại sứ và nhân viên đại sứ quán các nước Triều Tiên, Rumani, Hungary, Bungari, Nam Dương. Trong diễn văn khai mạc buổi tiệc, đồng chí Hoàng Văn Hoan, đại diện hàm Đại sứ của Việt Nam tại Trung Quốc sau khi nêu những thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam sau bảy năm kháng chiến chống Pháp xâm lược đã nhấn mạnh lòng biết ơn

Nguyên soái Stalin cũng như đối với nhân dân, giải phóng quân Trung Quốc và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đồng chí Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thay mặt nhân dân Trung Quốc đáp từ và nâng cốc chúc mừng tình hữu nghị Hoa - Việt bền vững.

(Báo Nhân dân, số 73 ngày 11-9-1952 và số 74, ngày 18-9-1952)

II. Hoạt động kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám Quốc khánh Việt Nam lần thứ hai ở nước bạn (19-8 và 2-9-1953)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)