1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn
3.1.3. Phát huy truyền thống hòa hiếu của dân tộc, chống chiến tranh xâm lược, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế
lược, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế
Hòa bình và chống chiến tranh xâm lược là một tư tưởng lớn thể hiện trong hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế của Hồ Chí Minh thời kỳ này. Là một nước nhỏ thường xuyên đương đầu với hiểm họa xâm lược của các thế lực đế quốc, dân tộc Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác kiên quyết chiến đấu vì độc lập dân tộc, đồng thời giương ngọn cờ hòa bình, hòa hiếu để kết thúc chiến tranh trong hòa bình. Tư tưởng hòa bình, hòa hiếu là truyền thống nhân văn Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và nâng truyền thống quý báu đó lên một tầm cao mới.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Người đã chứng kiến những tàn phá khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, những tội ác và lầm than khổ cực mà các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc gây ra cho nhân dân nhiều nước trên thế giới. Người cũng thấu hiểu nỗi đau khổ của nhân dân Việt Nam trăm năm nay bị vùi dập dưới gót giày thực dân. Độc lập tự do vừa giành được trong Cách mạng Tháng Tám là niềm tự hào, phấn khởi của toàn dân tộc nay bị thực dân Pháp đe dọa nghiêm trọng. Chiến tranh nổ ra, không chỉ gây đau thương cho dân tộc Việt Nam và cả nhân dân Pháp. Đầu năm 1947, Người nói: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó đều quý như nhau” [65, tr. 19].
Nỗ lực phấn đấu cho hòa bình của Việt Nam và ngăn chặn chiến tranh xảy ra là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh, thể hiện qua hành động cũng như lời nói của Người. Giương cao ngọn cờ độc lập, hòa bình, tính chính nghĩa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam càng được khẳng định trên trường quốc tế. Trong Thư gửi dân chúng Pháp và dân chúng các nước Đồng minh, Người viết: “Những hành động của thực dân Pháp định chiếm lấy nước tôi thực rõ rệt, không thể chối cãi được. Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trước hai đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở thành nô lệ, hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc lập” [64, tr. 483].
Lên án tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Pháp gây ra, khẳng định tinh thần quyết tâm đấu tranh đến cùng để giành lấy độc lập, Hồ Chí Minh vẫn cố gắng đến phút cuối cùng để tránh cho hai dân tộc Việt - Pháp khỏi sự đổ máu vô
nghĩa. Trong những cuộc thương lượng với Pháp từ tháng 3 đến tháng 12-1946, Hồ Chí Minh đã nỗ lực để duy trì hòa bình, dù là mong manh trước những hành động hiếu chiến của thế lực thực dân ở Pari và Đông Dương. Thậm chí, đến sáng ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư riêng cho Sainteny, đề nghị ông ta có cuộc gặp gấp với Ngoại trưởng Hoàng Minh Giám nhằm “tìm một giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại”.
Khi chiến tranh nổ ra khốc liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chủ trương thực hiện phương châm liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Người nhiều lần tuyên bố, nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống lại nước Pháp và nhân dân Pháp, mà tôn trọng và bảo vệ những quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam, nếu Pháp đảm bảo độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Trong hoàn cảnh thông tin hết sức khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh tám lần gửi điện và thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp kêu gọi đình chiến, lập lại hòa bình, mở cuộc thương lượng với những đề nghị hợp tình, hợp lý, để “mang lại nền hòa bình và tình hữu ái giữa nước Pháp và nước Việt Nam”.
Khi thực dân Pháp lộ rõ dã tâm xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng vẫn chủ trương vận động Chính phủ Pháp đến cùng, cho đến khi nhận được câu trả lời chính thức của Chính phủ Pháp. Ngày 23-12-1947, Chính phủ Pháp tuyên bố trao cho Cao ủy Pháp ở Đông Dương “quyền thương lượng cần thiết để lập lại hòa bình nhưng không phải với Chính phủ Hồ Chí Minh” [86, tr. 148].
Cùng với việc đấu tranh quân sự với Pháp, trong những năm 1948-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chú trọng thực hiện các hoạt động để tranh thủ và vận động dư luận Pháp. Người nhiều lần gửi thư và thông điệp tới nhân dân Pháp khẳng định lập trường của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với các vấn đề có liên quan đến xung đột Việt - Pháp, kêu gọi nhân dân Pháp có hành động đòi Chính phủ Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh vô nghĩa, mang lại hòa bình cho nước Pháp và cho nước Việt Nam.
Cuộc chiến tranh diễn ra bảy năm, quân và dân ta giành được thắng lợi liên tiếp trên chiến trường, thực dân Pháp thì tổn thất nặng nề cả về kinh tế, quân sự, thậm chí nền độc lập bị đe dọa bởi sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ. Nhận thấy
cơ hội kết thúc chiến tranh đã đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ ý muốn sẵn sàng tiếp nhận và đàm phán với Chính phủ Pháp. Qua buổi phỏng vấn với nhà báo Thụy Điển, Người tuyên bố trước thế giới: Muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình [67, tr. 168].
Hội nghị Giơnevơ và Hiệp định Giơnevơ được ký kết chính thức quy định việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Đó là những cố gắng rất lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng. Bởi vì trong ký kết, chúng ta đã phải chấp nhận những điều kiện không phản ánh thực lực của ta trên chiến trường, thậm chí đưa cách mạng quay về mức khởi đầu - Việt Nam độc lập được một nửa, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới; cách mạng Lào và Campuchia quay lại mức khởi đầu. Tuy nhiên, đó là quyết định đúng đắn để vãn hồi nền hòa bình, không chỉ cho Việt Nam mà cho thế giới. Thời điểm ký Hiệp định Giơnevơ là thời điểm nhạy cảm - hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành nguyện vọng chung của nhân dân thế giới. Trong thời điểm quan trọng đó, Hồ Chí Minh đã chọn một giải pháp hợp lý không chỉ mang lại hòa bình cho dân tộc mà còn góp phần bảo vệ hòa bình, phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Tìm kiếm hòa bình, nhưng không tổn hại đến quyền lợi dân tộc mà còn góp phần bảo vệ nền hòa bình, độc lập của các dân tộc khác, hòa bình chung của thế giới là quan điểm có tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh. Người không chỉ tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn chiến tranh khi nó chưa xảy ra, mà khi chiến tranh đã bùng nổ, vẫn tìm cách cứu vãn hòa bình. Nhà thơ Đức Vili Xanbao sau này viết: “Trong tầm nhìn của Bác, không những cho thấy Người là nhà quốc tế đáng khâm phục mà còn là nhà văn hóa lớn, giàu tình yêu thương nhân loại” [72, tr. 138].