Quán triệt phương châm “thêm bạn, bớt thù”, đề ra sách lược đối với kẻ thù trong từng giai đoạn cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 108 - 111)

1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn

3.1.4. Quán triệt phương châm “thêm bạn, bớt thù”, đề ra sách lược đối với kẻ thù trong từng giai đoạn cách mạng

với kẻ thù trong từng giai đoạn cách mạng

Thực tiễn chỉ đạo và hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống Pháp đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu về nhận thức và phân hóa kẻ thù. Với chủ trương thêm bạn, bớt thù, nêu cao thiện chí hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn chú trọng phân hóa nội bộ kẻ thù, nhằm tranh thủ tối đa lực lượng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Phát huy truyền thống hòa hiếu của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn khẳng định sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ, mở rộng đoàn kết quốc tế. Tháng 9- 1947, trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo S. Elie Maissie - phóng viên Hãng Thông tấn Mỹ, Người dõng dạc tuyên bố “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” [65, tr. 220]. Quan điểm này chẳng những thể hiện những đòi hỏi khách quan khi đó, mà có ý nghĩa lâu dài trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam.

Trong hoàn cảnh quốc tế phức tạp đương thời, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có hướng đi riêng cho mình, có sự lựa chọn khác nhau trong mối quan hệ với các nước sao cho phù hợp với lợi ích của mình. Hồ Chí Minh luôn chú trọng phân tích mọi tình thế, mối tương quan trong quan hệ quốc tế và khu vực, giữa các nước với nhau, trên cơ sở đó nhận thức đúng đắn về kẻ thù, cũng như bạn đồng minh của cách mạng. Đó là cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách đoàn kết quốc tế, tập hợp lực lượng nhằm tạo hoàn cảnh quốc tế và dư luận quốc tế thuận lợi, nhằm bồi dưỡng lực lượng của ta và cô lập kẻ thù.

Đứng trước nhiều kẻ thù nham hiểm, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn tỉnh táo phân biệt đâu là kẻ thù tiềm tàng, đâu là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm trước mắt, trên cơ sở đó đề ra sách lược cụ thể đối với từng đối tượng.

Xác định kẻ thù của cách mạng là thực dân Pháp và tập trung mọi ngọn lửa đấu tranh vào chúng, song Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ ràng giữa thực dân Pháp và nhân dân Pháp. Trong nhiều bài viết của mình, Người khẳng định, nhân dân Việt Nam không đấu tranh chống lại nước Pháp, nhân dân Pháp, mà chỉ đấu tranh chống lại bọn thực dân xâm lược Pháp - những kẻ đang xâm chiếm đất nước của Người, chà đạp lên khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng và Bác ái quang vinh của dân tộc Pháp và nước Pháp.

Kiên quyết đấu tranh chống thực dân Pháp đến thắng lợi, cùng phối hợp với nhân dân Pháp đấu tranh chống thực dân Pháp là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của Người.

Trong khi kiên trì mục tiêu, Hồ Chí Minh luôn thể hiện thiện chí hòa bình giải quyết xung đột Việt - Pháp: “Nếu chính phủ Pháp dàn xếp theo cách hòa bình,

tôn trọng chủ quyền của ta, thì ta vẫn sẵn sàng đàm phán” [65, tr. 8]. Khi chiến tranh đã nổ ra và thực dân Pháp đi đến nguy cơ thất bại hoàn toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ra chủ trương đàm phán hòa bình, mở một lối thoát “trong danh dự”, quyết “không thể bỏ lỡ một thời cơ nào có thể hòa giải với nước Pháp”.

Đối với Mỹ, thái độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng có sự thay đổi qua từng giai đoạn cách mạng.

Trong chiến tranh chống phát xít, Mỹ là đồng minh duy nhất của Việt Nam. Khi thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương, thay mặt Chính phủ, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố ủng hộ nền độc lập của Việt Nam: “Tất nhiên không thể nói tới việc thành lập chủ quyền người Pháp ở Đông Dương. Thái độ của chúng ta đối với Nam Dương thế nào thì đối với Đông Dương cũng vậy. Chúng ta sẵn sàng giúp sức xây dựng hoà bình trong hai khu vực ấy” [64, tr. 129]. Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam không thể quên những cử chỉ quốc tế cao đẹp mà chính phủ và nhân dân Mỹ đã dành cho Việt Nam.

Tuy nhiên, thái độ của Mỹ đối với Đông Dương có sự thay đổi lớn, đặc biệt là từ thời Tổng thống Truman. Từ chỗ kiên quyết không để cho Pháp thiết lập chế độ thực dân trên bán đảo Đông Dương, chuyển sang chính sách không can thiệp và cuối cùng là ủng hộ nước Pháp quay trở lại Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ tham vọng và nguy cơ Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào tình hình Việt Nam, khi đó, chúng ta phải đối phó một lúc hai kẻ thù là Pháp và Mỹ. Do đó, trong sách lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã khai thác tối đa những nhân tố khác nhau về lợi ích trong việc phát động chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Mỹ.

Từ năm 1950 trở đi, với việc Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương và gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên, chúng ta mới coi Mỹ là kẻ thù nguy hiểm đứng sau Pháp và đề ra khẩu hiệu chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Nhận thức âm mưu chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ, mưu đồ của Mỹ muốn quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Giơnevơ, tìm cách thay thế Pháp thống trị Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh

khẳng định: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào” [67, tr. 314].

Trong thực tiễn tiến hành kháng chiến, vấn đề lợi dụng sự khác nhau giữa các thế lực thù địch, hướng tới cô lập kẻ thù chung được vận dụng một cách hiệu quả. Điều đó chẳng những làm suy yếu thế lực thực dân, đế quốc, mà còn từng bước xác lập quan hệ với các xu hướng chính trị, các tầng lớp nhân dân ở các nước thực dân, đế quốc đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)