Hội nghị Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 91 - 95)

1. Trong buổi gặp gỡ chính thức với Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 2-1950, Nguyên soái Stalin khẳng định: “Từ nay trở đi, đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của chúng tôi Chúng tôi có

2.3.3. Hội nghị Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bìn hở Việt Nam

Hội nghị Giơnevơ được triệu tập là niềm mong mỏi của toàn thể nhân dân thế giới. Họ hy vọng, tại Hội nghị, những vấn đề đình chiến ở Triều Tiên và Đông Dương có thể thực hiện được, để đem lại hòa bình cho thế giới. Thay mặt toàn thể nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, ngày 29-4-1954, Liên minh quốc tế về nhân quyền - Tổ chức phi chính phủ trực thuộc Liên hợp quốc - đã gửi tới Chính phủ các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ Nghị quyết của Liên minh khẳng định mục đích của Hội nghị quốc tế này “là tìm cách giải quyết cuộc xung đột Triều Tiên và chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc, nhằm đạt được những thỏa thuận thực sự giảm bớt bầu không khí căng thẳng trong quan hệ quốc tế”. Vì thế, “nếu Hội nghị Giơnevơ thất bại, nó sẽ kéo theo những hậu quả vô cùng khủng khiếp đối với tất cả các dân tộc trên thế giới và trách nhiệm nặng nề nhất sẽ thuộc về những đoàn đại biểu nào không nỗ lực tìm cách tháo gỡ những bế tắc trong vấn đề Triều Tiên và Đông Dương” [109].

Nghị quyết của Liên minh đã thể hiện nguyện vọng thiết tha của các dân tộc yêu chuộng hòa bình thế giới và là lời cảnh báo của nhân dân toàn thế giới đối với những thế lực nào cố tình phá hoại đàm phán, tiếp tục gây ra chiến tranh. Nguyện vọng đó cũng chính là nguyện vọng thiết tha bấy lâu của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Pháp, vốn là những người đã gánh chịu nhiều tang thương.

Dư luận thế giới hướng về Hội nghị Giơnevơ gây sức ép lớn đối với cường quốc thực dân nuôi dưỡng âm mưu chiến tranh, phá hoại hòa bình; song đối với nhân dân Việt Nam và Đông Dương lại là lực lượng ủng hộ to lớn. Đúng như nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc họp Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày

2-5-1954: “Ta không đánh giá cao Hội nghị Giơnevơ nhưng không bỏ lỡ cơ hội tranh thủ dư luận và tranh thủ làm cho Hội nghị Giơnevơ có thể bắt đầu để đi đến các cuộc gặp gỡ sau” [46, tr. 487].

Trên tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giương cao ngọn cờ hòa bình, thân thiện trong giải quyết vấn đề Đông Dương. Ngày 14-5-1954, thông qua

Hãng Thông tấn Nam Dương Antana (Inđônêxia), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước thế giới mục đích của cuộc đấu tranh cũng như lập trường nhất quán của Việt Nam. Về mục đích chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Người khẳng định: “Nhân dân Việt Nam anh dũng chiến đấu mục đích là thực hiện một nước hòa bình, độc lập, thống thất, dân chủ và tự do” [67, tr. 280]. Về điều kiện thương thuyết với Pháp, Người nói: “Lập trường của chúng tôi để thương thuyết với Pháp đặng ngừng bắn, đình chính và lập lại hòa bình ở Đông Dương là thật sự độc lập, thống nhất và dân chủ tự do” [67, tr. 281].

Nhân dịp này, Người cũng gửi lời nhắn nhủ đến với các nước về điều kiện để thực hiện hòa bình thế giới lâu dài: “Thế giới hòa bình có thể thực hiện nếu các nước lớn trên thế giới, nhất là những nước lớn, đều sẵn sàng giải quyết những xích mích giữa các nước bằng cách thương lượng và nếu nhân dân thế giới không chịu để cho bọn gây chiến lừa phỉnh, mà tự nhận lấy trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới” [67, tr. 281].

Đối với chỉ đạo đàm phán với Pháp tại Giơnevơ, trong cuộc họp Bộ Chính trị, tháng 5-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh mọi cuộc đàm phán đều nhằm một mục đích là giành độc lập, thống nhất thật sự cho dân tộc. Người cũng khái quát phương châm chỉ đạo chung là: “Giải quyết các vấn đề theo nguyên tắc có lợi cho ta và địch có thể thừa nhận, nhưng trước hết là có lợi cho ta. Giải quyết vấn đề phải có quan điểm toàn cục. Trong Hội nghị Giơnevơ ít nhất phải tranh thủ được thắng lợi chính trị” [119, tr. 455].

Với chủ trương và phương châm chỉ đạo trên, đoàn đại biểu Việt Nam đến Hội nghị Giơnevơ mang theo thông điệp hòa bình, độc lập, thống nhất và dân chủ; do đó được nhân dân Pháp và nhân dân thế giới ủng hộ. Âm mưu phá hoại Hội

nghị và tiếp tục chiến tranh của Mỹ, Pháp phản động bị đẩy lùi. Có thể nói, dư luận Pháp và dư luận thế giới góp phần đáng kể vào thành công của Hội nghị Giơnevơ.

Nhân dân Pháp đã nhận thấy Hội nghị Giơnevơ sẽ diễn ra căng thẳng bởi vì Bidault - Trưởng đoàn đại biểu Pháp thuộc phái chủ chiến, theo đuôi Mỹ, không có thiện chí đàm phán và đoàn đại biểu Mỹ ngoan cố, thúc ép Pháp phải có thái độ cứng rắn hơn khi đàm phán với ta. Điều này có nghĩa là phá hoại Hội nghị. Trước thái độ đó của Chính phủ mình, nhân dân Pháp lần lượt cử các đoàn đại diện đến gặp đại diện các cường quốc tham dự Hội nghị Giơnevơ bày tỏ mong muốn những cuộc đàm phán sẽ đưa đến một mệnh lệnh đình chiến ở Đông Dương. Đồng thời, nhân dân Pháp cũng gửi đến đoàn đại biểu Việt Nam những bức thư mang thông điệp hòa bình [Xem Phụ lục 14].

Ngày 7-5-1954, trước ngày khai mạc Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương một ngày, nhân dân lao động cảng Mácxây gửi đến phái đoàn Việt Nam kiến nghị ủng hộ hòa bình thể hiện niềm hy vọng và mong mỏi chính đáng về đình chỉ chiến tranh, khởi đầu cho thời kỳ hòa bình và dịu bớt căng thẳng trong quan hệ quốc tế [110].

Liên hiệp Đoàn Thanh niên Cộng hòa Pháp thay mặt thanh niên Pháp gửi tới đoàn đại biểu Việt Nam sự thiện cảm vì những cố gắng không mệt mỏi nhằm giành lại nền hòa bình cho Đông Dương, cho nước nước Pháp và hứa rằng sẽ chiến đấu bằng tất cả sức lực của mình chống lại chính sách chiến tranh của Chính phủ [111]. Công nhân Pháp thông qua đoàn đại biểu thứ ba - đại diện cho những người lao động mang tới Hội nghị Giơnevơ những chữ ký và nguyện vọng tha thiết muốn chấm dứt cuộc chiến tranh và quyết tâm đoàn kết với nhân dân Việt Nam “chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng, cho đến khi dập tắt ngọn lửa chiến tranh, cho đến khi đạt được một giải pháp chính trị phù hợp với quyền lợi của nhân dân hai nước chúng ta”. Họ hô vang khẩu hiệu: “Tiếng đại bác phải ngừng nổ ở Việt Nam! Tinh thần hòa giải phải chiến thắng tại Giơnevơ!” [122]

Ngày 8-5-1954, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương mở đầu với sự kiện đại diện Chính phủ Pháp trình bày lập trường của mình. Sau khi khoe khoang công lao của Pháp đã khai hóa văn minh cho các dân tộc và chủ

quyền của Pháp ở Đông Dương, Bidault đưa ra đề nghị năm điểm hoàn toàn về quân sự ở Việt Nam.

Đối lập với Pháp, đồng chí Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam đọc bản tuyên bố nêu rõ lập trường của Việt Nam và đề nghị Hội nghị Giơnevơ thông qua nghị quyết thừa nhận sự cần thiết phải mời các đại biểu hai Chính phủ kháng chiến Khơme và Lào tham dự với tư cách là đại biểu ý chí và nguyện vọng của dân tộc họ. Đồng chí nhấn mạnh, điều đó không chỉ là ý chí của dân tộc Đông Dương mà còn là ý chí của các dân tộc trên toàn thế giới cũng như của tất cả những người yêu chuộng hòa bình. Bản tuyên bố cũng nêu bật được mục đích của Hội nghị Giơnevơ cũng như nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp cũng như nhân loại yêu chuộng hòa bình và nhấn mạnh “người ta không nên bỏ lỡ dịp này vì bất cứ lý do nào” [Xem Phụ lục 11].

Ngày 10-5-1954, đồng chí Phạm Văn Đồng trình bày trước Hội nghị lập trường căn bản của ta là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và khẳng định, “đó là nguyện vọng căn bản và quyền lợi thiêng liêng của nhân dân Việt Nam”. Sau đó, đồng chí đề nghị một giải pháp gồm tám điểm, đề cập toàn diện về quân sự lẫn chính trị, giải quyết cả vấn đề Lào, Miên: 1. Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam và hai nước Khơme, Pathét Lào; 2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội ngoại quốc ra khỏi Việt Nam, Khơme và Pathét Lào; 3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do lập ra Chính phủ thống nhất của mỗi nước tại Việt Nam, Khơme, Pathét Lào; 4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khơme, Pathét Lào tuyên bố xét vấn đề gia nhập Liên hiệp Pháp; 5. Việt Nam, Khơme, Pathét Lào công nhận quyền lợi kinh tế và văn hóa của Pháp trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi; 6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương; 7. Trao đổi tù bình; 8. Ngừng bắn ở Đông Dương, có điều chỉnh đất đai, lập ủy ban chung để kiểm soát.

Bản đề nghị đó xuất phát từ tình hình thực tế ở Đông Dương và trên thế giới, do đó, được đánh giá là có tính chất xây dựng đối với việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, đồng thời làm cho tình hình thế giới bớt căng thẳng. Dư luận Pháp ủng hộ ta và cho đó là đề nghị ôn hòa. Hai nước láng giềng, bạn chiến đấu Khơme và Pathét Lào tuyên bố tán thành lập trường của đoàn đại biểu Việt Nam [Xem Phụ

lục 12, 13]. Dư luận châu Á cũng nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ lập trường hòa bình của đoàn đại biểu Việt Nam. Báo Lao động tân văn - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đăng bài xã luận nhấn mạnh đề nghị của đồng chí Phạm Văn Đồng là cơ sở để giải quyết vấn đề Đông Dương. Tờ Harian Rắcgiát - Inđônêxia cho rằng đề nghị của đồng chí Phạm Văn Đồng có một ý nghĩa quan trọng không những đối với nhân dân Đông Dương mà còn đối với nhân dân châu Á. Tờ Thời đại mới - Ấn Độ viết: “Những đề nghị của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chứng tỏ nước tha thiết muốn giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương.

Aixenhao và Đalét nói là chúng muốn hòa bình có danh dự. Nhưng chúng mù quáng đến nỗi không thể thấy rằng đối với nhân dân Đông Dương, không thể có một giải pháp nào trọng danh dự mà không đảm bảo được độc lập hoàn toàn và quyền tự quyết của họ. Kế hoạch của Biđô là một sự cố gắng kéo dài ách thống trị đế quốc ở Đông Dương” [16, tr. 5].

Nhân dân Pháp cũng gửi đến thông điệp tỏ lòng cảm ơn vì những giải pháp hòa bình của phái đoàn Việt Nam. Kiến nghị ủng hộ hòa bình của Ủy ban Phụ nữ thành phố Vichy Allier gửi đoàn đại biểu Việt Nam tiêu biểu cho ý nguyện của nhân dân Pháp: “Chúng tôi rất cám ơn Ngài về những giải pháp hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu tại Hội nghị. Những giải pháp đó rất phù hợp với lòng mong mỏi của chúng tôi, đó là muốn có sự hòa hợp và hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới... Chúng tôi cầu cho cuộc chiến tranh trên đất nước Việt Nam chấm dứt ngay lập tức, đồng thời tin tưởng rằng việc đình chiến ở Đông Dương sẽ là bước khởi đầu cho một nền hòa bình vững chắc” [113].

Trong khi các đại biểu đều ủng hộ lập trường của ta1, ngay cả một số đại biểu Mỹ cũng cho rằng không thể bác bỏ những đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Bidault - đại diện Chính phủ Pháp lại có thái độ bất hợp tác. Cho đến khi bị cách chức ngày 12-6-1954, Bidault không hề có cuộc tiếp xúc với đồng chí Phạm Văn Đồng mặc dù đã có hội nghị và tiếp xúc riêng giữa những người đứng đầu hai đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)