1. Trong buổi gặp gỡ chính thức với Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 2-1950, Nguyên soái Stalin khẳng định: “Từ nay trở đi, đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của chúng tôi Chúng tôi có
2.3.1. Dư luận quốc tế lên cao và tuyên bố hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng thắng lợi, phong trào đòi lập lại hòa bình ngày càng phát triển ở Pháp và xu thế hòa bình thế giới, Chính phủ phản động Pháp ngày càng tỏ ra lúng túng. Ngày 21-5-1953, Chính phủ René Mayer (Rơnê Maye) cầm đầu bị đổ.
Ngày 26-5-1953, Chính phủ mới được Quốc hội lập nên gánh trên vai sức nặng của dư luận quốc tế. J. Laniel được bổ nhiệm làm Thủ tướng hứa trước Quốc hội sẽ cố gắng đi đến chấm dứt chiến tranh Đông Dương bằng giải pháp thương lượng theo những điều kiện phía Pháp có thể chấp nhận được.
Chính trường Pháp càng trở nên nóng bỏng khi làn sóng phản chiến bùng lên trên toàn nước Pháp. Theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Pháp, Đại hội đại biểu toàn quốc Pháp đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương đòi đàm phán để chấm dứt chiến tranh xâm lược đã diễn ra ở Pari trong hai ngày 27 và 28-6- 1953, với sự tham dự của 1.870 đại biểu các tầng lớp nhân dân đến từ 80 quận toàn nước Pháp. Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết về Đông Dương, kêu gọi đình chỉ chiến tranh và mở đàm phán. Đại hội nhấn mạnh việc đình chỉ chiến tranh chống nhân dân Việt Nam đã trở thành “tất yếu đối với nước Pháp”. Kể từ đó, các cuộc họp mặt, mít tinh, hội thảo về vấn đề chống chiến tranh Việt Nam và Đông Dương lan tràn khắp nước Pháp. Theo báo Nhân đạo (L’Humanité) lúc bấy giờ cho biết, có đến 102 hoạt động lớn vì hòa bình đã tổ chức ở 42 tỉnh, thành nước Pháp.
Từ tháng 10-1953, phong trào phản chiến của nhân dân Pháp lên cao. Nhân sự kiện Đại hội toàn quốc của nhân dân Pháp về đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, Lào và Campuchia sắp triệu tập tại Pari vào ngày 22-11-1953, ngày 5-10-1953, một số đông các nhà trí thức tiến bộ, các nhân sĩ nổi tiếng ở Pháp đã ra một bản kêu gọi nhân dân Pháp tích cực hưởng ứng sự kiện quan trọng của toàn dân Pháp và nhấn mạnh: “Cuộc Đại hội toàn quốc đòi chấm dứt chiến tranh
Đông Dương sẽ tập hợp hàng trăm đại biểu nam nữ của tất cả các tầng lớp nhân dân Pháp. Đại hội sẽ biểu dương và tăng cường ý chí thống nhất của nhân dân Pháp. Chỉ có ý chí thống nhất đó mới có thể làm cho cuộc chiến tranh Đông Dương chấm dứt. Danh dự và quyền lợi nước Pháp đòi chúng ta chấm dứt cuộc chiến tranh đó”.
“Chống chiến tranh xâm lược Việt Nam” trở thành khẩu hiệu được toàn nhân dân Pháp tán thành và ủng hộ. Thực tế đó buộc Thủ tướng Laniel phải thú nhận trước Quốc hội rằng: “Chiến tranh Đông Dương bị nhân dân Pháp chán ghét”.
Lúc này, xu thế hòa hoãn đã xuất hiện trên thế giới càng rõ nét hơn với sự kiện chiến tranh Triều Tiên kết thúc và các bên liên quan ký hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953. Một tuần sau sự kiện trên, báo Cờ đỏ (Liên Xô) ngày 3-8-1953 viết: Đình chiến ở Triều Tiên phải đi đến thúc đẩy chấm dứt chiến tranh Đông Dương [46, tr. 481]. Đài Phát thanh Mátxcơva phát đi nhiều tin thuận lợi cho giải Pháp hòa bình ở Đông Dương. Ngày 24-8-1953, nhân sự kiện Triều Tiên, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố: Đình chiến Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những xung đột khác[46, tr. 483]. Báo chí Trung Quốc cũng đăng nhiều bài nói về khả năng chấm dứt chiến tranh Đông Dương theo kiểu Triều Tiên.
Các tổ chức quốc tế tiến hành đại hội như Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới, Liên hiệp Công đoàn thế giới ra nghị quyết kêu gọi chấm dứt chiến tranh, giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương.
Ngày 10-9-1953, Ủy ban Thường vụ Hội đồng hòa bình thế giới ra Quyết nghị kêu gọi: “Đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương và những hành động bạo lực hại đến độc lập và an toàn nhiều nước ở châu Á và châu Phi” [106].
Tháng 10-1953, Đại hội Công đoàn thế giới cũng ra Quyết nghị ủng hộ nhân dân Việt Nam và chọn ngày 19-12-1953 là ngày Quốc tế đoàn kết nhất trí với nhân dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi giai cấp công nhân và công đoàn tất cả các nước hãy “tỏ ý chí muốn chấm dứt cuộc chiến tranh tội lỗi đó bằng cách tổ chức các cuộc míttinh, biểu tình và các hình thức đấu tranh khác trong ngày 19-12” [107].
Sức ép từ dư luận Pháp, dư luận thế giới tiếp tục là nguyên nhân của những bất bình trong chính giới Pháp. Ngày 20-10-1953, tại Quốc hội Pháp đã diễn ra
cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề Đông Dương buộc Thủ tướng Laniel phải tuyên bố sẽ “nghiên cứu mọi đề nghị xây dựng của Việt Minh, không từ chối thương lượng để đình chiến”. Sau đó, ngày 12-11-1953, Thủ tướng Laniel lại tuyên bố: “Nếu một giải pháp danh dự xuất hiện trong khung cảnh địa phương hoặc trong khung cảnh quốc tế, nước Pháp sẽ sung sướng chấp nhận một giải pháp ngoại giao cho việc tranh chấp” [44, tr. 467].
Trong tình hình thế giới xuất hiện những khả năng giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương, đồng thời với tăng cường đấu tranh trên mặt trận quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định giương cao ngọn cờ hòa bình. Trả lời báo Expressen - Thụy Điển ngày 26-11-1953, Người thay mặt Đảng và Chính phủ đã nêu rõ lập trường của Việt Nam về những vấn đề dư luận quốc tế quan tâm. Sau khi khẳng định nguyên nhân của cuộc chiến ở Việt Nam là do Chính phủ Pháp gây ra; cuộc