III. Tháng hữu nghị Việ t Trun g Xô ở nước bạn
TẠI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ
Hội nghị này có nhiệm vụ xét đến việc đình chiến và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vận mệnh của các dân tộc ở Đông Dương, hòa bình và an ninh ở Đông Nam Á và toàn châu Á và hòa bình toàn thế giới do việc đó quyết định.
Các dân tộc ở Đông Dương muốn đình chiến và lập lại hòa bình ở Đông Dương và muốn thực hiện những quyền dân tộc của mình bằng cách thương lượng. Nhân dân Pháp và hầu hết giới chính trị ở Pháp kêu gọi lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhân dân Đông Dương và nhân dân Pháp muốn lập những quan hệ thân thiện giữa nước Pháp và các nước Đông Dương.
Các dân tộc ở Đông Nam Á và châu Á muốn chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương vì chiến tranh ở Đông Dương là một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh Đông Nam Á và châu Á.
Nhân dân thế giới muốn chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương để làm giảm bớt tình hình quốc tế căng thẳng và củng cố hòa bình trên thế giới.
Nhân dân thế giới muốn chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương để làm giảm bớt tình hình quốc tế căng thẳng và củng cố hòa bình trên toàn thế giới.
Được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân toàn thế giới, hội nghị này có những điều kiện thuận tiện để đi đến giải quyết thành công vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chúng tôi hoan nghênh tất cả những việc giúp chúng ta thực hiện nhiệm vụ đó và người ta không nên bỏ lỡ dịp này vì bất cứ lý do nào.
Cũng theo tinh thần đó, và thể theo ý nguyện của ba dân tộc Việt - Khơme - Lào, đoàn đại biểu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đề nghị hội nghị mời những đại
biểu chính thức của Chính phủ kháng chiến Khơme và Chính phủ kháng chiến Lào tham gia công việc của hội nghị.
Chúng tôi đưa ra đề nghị này với ý nghĩa là: các dân tộc ở Đông Dương, dân tộc Việt Nam cũng như hai dân tộc Khơme và Lào rất quan tâm đến vấn đề đình chiến và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Từ lâu, hai dân tộc Khơme và Lào đoàn kết chặt chẽ với dân tộc Việt Nam đã đấu tranh anh dũng cho hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trong quá trình cuộc đấu tranh đó, nhân dân Khơme và Lào đã thành lập Chính phủ kháng chiến Khơme và Chính phủ kháng chiến Lào. Dưới sự lãnh đạo của hai chính phủ kháng chiến, nhân dân Khơme và Lào đã giải phóng những vùng rộng lớn của lãnh thổ quốc gia. Các chính phủ kháng chiến đã hết sức cố gắng để lập nên chính quyền dân chủ, để nâng cao mức sống của nhân dân các vùng giải phóng.
Chính vì vậy mà Chính phủ kháng chiến Khơme và Chính phủ kháng chiến Lào được nhân dân các vùng giải phóng ủng hộ, yêu mến nhiệt liệt, có uy tín và ảnh hưởng lớn lao toàn thể nhân dân hai nước.
Hai chính phủ kháng chiến đó đại diện cho đại đa số nhân dân Khơme và Lào, và là tượng trưng những nguyện vọng của nhân dân hai nước. Do đó, sự có mặt của đại diện chính thức của hai Chính phủ kháng chiến Khơme và Lào là cần thiết tại hội nghị này mà nhiệm vụ là giải quyết vấn đề đình chiến và vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Nhân dân và Chính phủ kháng chiến Khơme và Lào cũng như nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa muốn dùng cách thương lượng để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương, đồng thời thực hiện những quyền dân tộc của mình là độc lập, thống nhất và dân chủ.
Vào hạ tuần tháng 3 năm nay, hai ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ kháng chiến Khơme và Lào đã tuyên bố ủng hộ nghị quyết của hội nghị Béclanh nói về hội nghị Giơnevơ.
Căn cứ vào tất cả những điều nói trên, đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa tin rằng sự có mặt của đại diện chính thức của Chính phủ kháng chiến Khơme và Lào, những người sẽ làm cho hội nghị chú ý đến những nguyện vọng và đề nghị của
các dân tộc mà họ đại diện không phải là một trở ngại mà trái lại, sẽ là một đảm bảo cho hội nghị thành công.
Điều đó không những là ý chí của các dân tộc Đông Dương mà còn là ý chí của các dân tộc Đông Dương mà còn là ý chí của các dân tộc trên toàn thế giới cũng như là của tất cả những người yêu chuộng hòa bình đang quan tâm thật sự đến việc giải quyết vấn đề chấm dứt chiến tranh và vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Vì vậy, đoàn đại biểu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đề nghị hội nghị thông qua nghị quyết sau đây:
Căn cứ vào tình hình hiện nay ở các nước Đông Dương và vì lợi ích của việc thảo luận kỹ lưỡng và khách quan vấn đề đình chiến và lâp lại hòa bình ở Đông Dương, Hội nghị thừa nhân sự cần thiết phả mời các đại diện hai chính phủ kháng chiến Khơme và Lào tham dự công việc của hội nghị để bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 1522.
PHỤ LỤC 12
LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ KHÁNG CHIẾN PA-THÉT LÀO VỀ VIỆC HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG KHÔNG THỂ CHIA CẮT ĐƯỢC