1. Trong buổi gặp gỡ chính thức với Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 2-1950, Nguyên soái Stalin khẳng định: “Từ nay trở đi, đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của chúng tôi Chúng tôi có
2.2.3. Đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân thuộc địa Pháp, chống thực dân Pháp xâm lược
dân Pháp xâm lược
Từ năm 1950, sau khi công khai quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng địa bàn hoạt động quốc tế, nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp có điều kiện thuận lợi để thắt chặt tình đoàn kết, cùng nhau đấu tranh đòi chấm dứt cuộc chiến gây đau thương cho cả hai dân tộc. Tháng 2-1950, trong dịp tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX của Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp gỡ chính thức với đại diện của Đảng Cộng sản Pháp kể từ mùa xuân năm 1946 đến nay. Hai bên đã nhất trí đẩy mạnh hơn nữa phong trào đấu tranh nhân dân Pháp chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, bảo vệ hòa bình thế giới.
Tại Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Pháp, tháng 4-1950, đồng chí M.Thorez, Tổng Bí thư của Đảng nêu rõ: “Đấu tranh cho hòa bình tức khắc ở Việt Nam, ra sức ủng hộ quyền tự do của nhân dân Việt Nam gồm quyền tách khỏi nước Pháp, quyền hoàn toàn độc lập, tức là đấu tranh chống chiến tranh thế giới thứ ba” [46, tr. 431].
Để phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai Đảng, tháng 9-1950, Đảng Cộng sản Pháp đã cử đồng chí Léo Figuerre (Lêo Phighê) - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, đại diện Quốc hội, Tổng thư ký tổ chức thanh niên Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời là Phó Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới để tìm hiểu cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trong chuyến thăm này, ông có dịp đến thăm vùng giải phóng, trại tù binh Pháp và được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi trở về nước, ông xuất bản cuốn sách Tôi từ nước Việt Nam tự do trở về. Đây là một thiên phóng sự đầu tiên viết về việc tổ chức đời sống trong những vùng tự do do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát. Qua đó, nhân dân Pháp càng hiểu rõ hơn đời sống cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Trong chuyến đi thăm này, giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông Léo Figuerre có buổi nói chuyện thân mật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn trả lời những câu hỏi ông Léo Figuerre về những vấn đề mà dư luận Pháp quan tâm, như thái độ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Mỹ can thiệp vào nội tình Việt Nam; mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương trong tương lai; thái độ của Chính
phủ Việt Nam đối với những người đã cộng tác với quân đội viễn chính Pháp; về đời sống tù binh, người nước ngoài dưới sự bảo trợ của Chính phủ; về điều kiện tái lập hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định điều kiện cốt yếu để tái lập hòa bình là “chỉ cần quân đội Pháp rút hết về nước”. Người cũng hoan nghênh thắng lợi của phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Pháp và khẳng định mối quan hệ của hai dân tộc Việt - Pháp sau chiến tranh: “Nhân dân Pháp tranh đấu chống cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng là tranh đấu cho hòa bình thế giới và độc lập của nước Pháp. Hai nước sẽ hợp tác trên lập trường huynh đệ và bình đẳng” [66, tr. 93].
Trước khi ông Léo Figuerre lên đường về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhờ ông chuyển một số thư của Người gửi cho nhân dân Pháp. Trong Thư gửi các bạn nam nữ đấu tranh cho hòa bình, nhân danh người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lập trường chính nghĩa và mong muốn chung sống bình đẳng, tương trợ với nước Pháp và nhân dân Pháp. Người kêu gọi nhân dân Pháp vì lợi ích của cả hai dân tộc hãy tăng cường hơn nữa phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Người khẳng định: “Tất cả chúng ta đều gắng sức theo đuổi một mục đích, nhất định những cố gắng của chúng ta chẳng bao lâu sẽ đưa bọn đế quốc đến chỗ thất bại hoàn toàn” [66, tr. 115].
Trong Thư gửi các bà mẹ và vợ Pháp có con và chồng chết trận ở Việt Nam,
Người chia buồn và tỏ lòng cảm ơn các bà mẹ và vợ Pháp đã nén đau thương, hăng hái chiến đấu trong hàng ngũ những bà mẹ và bà vợ Pháp đòi hồi hương đạo quân viễn chinh, chấm dứt cuộc chiến tranh đầy tội ác đang diễn ra. Người hứa với các bà mẹ, bà vợ Pháp, nhân dân Việt Nam sẽ gìn giữ nguyên vẹn mồ mả các binh sĩ đã phải bỏ mình trong cuộc chiến tranh để “khi chiến tranh chấm dứt, các bà có thể mang hài cốt chồng con mình về quê cha đất tổ” [66, tr. 119].
Chuyến đi thăm Việt Nam của đại diện Đảng Cộng sản Pháp đã gây tiếng vang lớn. Khẩu hiệu “Hòa bình và hồi hương” trở thành động lực thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp để chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Những tấm gương đấu tranh anh dũng như chị Raymond Dien nằm trên đường sắt ngăn xe lửa chở vũ khí xuống tàu sang Việt Nam, anh Henri Matine rải truyền đơn kêu gọi
binh lính Pháp phản chiến, đòi hồi hương quân đội viễn chinh... là những tiêu biểu của phong trào phản chiến của nhân dân Pháp đầu năm 1950.
Hưởng ứng thiện chí hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta, ngày 11-11-1950, các đoàn thể nhân dân Pháp, bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh nữ và Hội Liên hiệp Thanh niên dân chủ Pháp ra một Thông cáo chung tuyên bố: Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những điều kiện cụ thể để lập lại hòa bình cho đồng chí Léo Figuerre - Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên dân chủ Pháp, nên họ sẵn sàng đứng ra làm trung gian cho việc đàm phán hòa bình giữa Pháp và Việt Nam. Các tổ chức dân chủ Pháp nói lên quyết định đòi gặp Letourneau - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại, để phỏng vấn về vấn đề này và tuyên bố Chính phủ Pháp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đổ máu, nếu cứ khăng khăng tiếp tục cuộc chiến tranh vô nhân đạo chống lại quyền lợi nước Pháp.
Nhưng thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân ta, cũng như yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân Pháp, một lần nữa bị khước từ bởi giới cầm quyền Pháp. Ngày 22-11-1950, Thủ tướng René Pleven (Rênê Plêven) tuyên bố trước Quốc hội rằng, không thể thi hành một chính sách nào khác và kết luận: “Chúng ta quyết định xúc tiến chính sách của chúng ta, không e dè gì. Một chính sách như vậy bảo đảm cho chúng ta sự ủng hộ tối đa của các nước đồng minh của chúng ta” [46, tr. 434].
Sau những thất bại dồn dập, tháng 12-1950, Chính phủ Pháp thay Cao ủy và Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Tướng De Lattre de Tassigny - Tổng tham mưu trưởng quân đội được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân đội Pháp thay cho Cao ủy L. Pignon và Tổng tư lệnh M. Carpentier, đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Đầu năm 1951, Tướng De Lattre sang Đông Dương triển khai kế hoạch quân sự mới nhằm cứu vãn tình thế. Trong kế hoạch chiến lược đầu tiên của mình, Tướng De Lattre chọn Hòa Bình làm điểm quyết chiến, hy vọng có thể ngăn chặn đường giao thông từ Bắc vào Nam, buộc chủ lực của ta phải tham chiếm, qua đó giành thắng lợi quân sự để ổn định tinh thần quân đội viễn chinh.
Sau hơn hai tháng chiến đấu (từ 10-12-1951 đến 25-2-1952), chiến dịch kết thúc với thắng lợi thuộc về quân ta. Tuyên truyền cho thắng lợi của quân ta và thất bại của quân địch, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh DIN viết bài Bọn đế quốc cướp nước không bao giờ có thể nô dịch dân tộc Việt Nam anh dũng đăng trên tuần báo Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân thuộc Cục Thông tin Cộng sản, trong đó có đoạn bình luận ngắn gọn: “Đầu năm 1951, tướng Đờ Tátxinhi vừa đặt chân đến Việt Nam đã khoe khoang về những thắng lợi sau này của quân đội Pháp. Đầu năm 1952, Đờlát đờ Tátxinhi sau khi nếm mùi thất bại và thất vọng, đã thấy rõ rằng y sẽ thất bại hoàn toàn. Vận mệnh của chính sách thực dân của Pháp đang làm cho các giới phản động nhất ở Pháp lo lắng” [66, tr. 408].
Thắng lợi to lớn của ta trong Chiến dịch Hòa Bình đã giáng một đòn rất nặng vào đầu đế quốc Pháp - Mỹ. Tướng R.Salan phải thú nhận rằng, thất bại của Pháp ở Hòa Bình là “một trong những thất bại đau đớn nhất” của quân đội xâm lược Pháp từ sau cuộc thất bại Biên giới mùa thu năm 1950.
Sự thất bại liên tiếp của quân viễn chinh trên chiến trường Đông Dương đã trở thành nỗi ám ảnh trong chính giới cũng như nhân dân Pháp.
Báo Thông tin (Information) số ra ngày 22-11-1951 đăng lời than thở của Cựu Thủ tướng Ramadier: “Chúng tôi cảm thấy rằng chiến tranh ở Đông Dương gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với tình hình tài chính của chúng ta, và cả đối với tình hình quân sự của chúng ta nữa”.
Báo Không khoan nhượng (Intransigeant), số ra ngày 13-12-1951, sau khi dẫn chứng các con số thâm hụt về tài chính do chiến tranh những năm 1950-1952 đã khẳng định: “Nước Pháp đã bị tê liệt vì chiến tranh ở Đông Dương”.
Chiến tranh Đông Dương đã tổn hại nặng nề đến ngân sách nhà nước. Sự thất bại liên tiếp trên chiến trường kể từ Biên giới năm 1950 đến Hòa Bình năm 1952 đẩy dư luận nước Pháp lên cao.
Báo Nhân đạo (L’ Humanité) - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, sau khi nhấn mạnh những thiệt hại to lớn của quân đội xâm lược Pháp trong cuộc rút lui ở Hòa Bình, đã khẳng định: “Trận thất bại lớn này là trận thất bại nặng nề nhất của quân đội viễn chinh Pháp từ trước đến nay. Sau trận này, nhân dân Pháp phải
tăng cường đấu tranh đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Pháp, đòi giải quyết vấn đề Việt Nam một cách hòa bình và rút hết quân đội viễn chinh về nước” [6, tr. 5].
Ngày 29-5-1952, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp chính thức ra lời kêu gọi nhân dân Pháp đứng lên đấu tranh chống hành động phát xít của Chính phủ Pháp đe dọa hòa bình. Tổng Liên đoàn lao động Pháp đã kêu gọi nhân dân Pháp phối hợp cuộc đấu tranh chính trị đó với cuộc đấu tranh đòi tăng lương và áp dụng chế độ tiền lương tính theo giá sinh hoạt. Hưởng ứng những lời kêu gọi trên, nhân dân lao động Pháp đã đứng lên đấu tranh rầm rộ. Từ ngày 28 đến ngày 31-5-1952, có tới 70% tổng số công nhân mỏ ở Pháp đã tham gia phong trào đấu tranh. Tại nhiều thành phố và xí nghiệp, số công nhân tham gia phong trào lên tới 30%, 90% tổng số công nhân ở các nơi.
Trước phong trào nhân dân lên mạnh, Chính phủ Pháp đã dùng vũ khí để đàn áp những cuộc míttinh, biểu tình; đồng thời, tịch thu và cấm hoạt động nhiều tờ báo dân chủ hòng bịt mắt, bịt tai dư luận, bắt giam các lãnh tụ Đảng Cộng sản và các nhà ái quốc Pháp. Đặc biệt, ngày 31-5-1952, Chính phủ Pháp cho cảnh sát khám xét trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức dân chủ khác. Tướng Joinville (Gioanhvin), Nghị viên cộng sản, đã tố cáo cuộc khám xét của cảnh binh ở Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và tuyên bố: “Hành động có bố trí trước này là một âm mưu nhằm hãm hại Đảng chúng tôi, một Đảng luôn bảo vệ hòa bình” [7, tr. 5].
Những hành động của Chính phủ Pháp càng đẩy phong trào đấu tranh lên cao. Nhân dân thế giới đồng tình lên tiếng ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân Pháp.
Ngày 7-6-1952, tại Bắc Kinh, Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới và chống đế quốc Mỹ xâm lược của Trung Quốc đã tổ chức một cuộc míttinh với hơn 6.000 người tham dự, để ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp.
Ngày 9-6-1952, Hội đồng hòa bình thế giới và 52 nhân sĩ nổi tiếng khắp các nước đã ra một bản Tuyên ngôn phản đối chính sách khủng bố phát xít của bọn cầm quyền Pháp. Tuyên bố khẳng định: “Toàn thể nhân dân thế giới đều quyết một lòng đoàn kết đấu tranh với nhân dân Pháp. Không một sức gì có thể phá nổi ý chí
của một dân tộc vĩ đại đang đấu tranh giành độc lập cho đất nước mình và bảo vệ hòa bình thế giới” [8, tr. 5].
Trước sức ép của dư luận Pháp và thế giới, ngày 1-7-1952, Chính phủ Pháp phải tuyên bố trả tự do cho các lãnh tụ cộng sản và các nhà ái quốc bị bắt giam. Thắng lợi này góp phần củng cố tinh thần đấu tranh và thúc đẩy phong trào phản chiến lên cao.
Ngày 23-11-1952, Đảng Cộng sản Pháp ra tuyên bố một lần nữa vạch rõ cuộc chiến tranh chống nhân dân Việt Nam là để bảo vệ quyền lợi riêng của nhóm thực dân, đảm bảo cho Mỹ lập căn cứ quân sự xung quanh Trung Quốc. Đảng Cộng sản Pháp trịnh trọng nhắc lại rằng chính sách duy nhất phù hợp với quyền lợi của nước Pháp là lập lại hòa bình bằng cách công nhận nguyện vọng chính đáng đòi tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam đang đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh [57, tr. 181].
Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, nhân dân Pháp càng đấu tranh quyết liệt hơn, gây áp lực buộc Chính phủ Pháp phải nhanh chóng kết thúc chiến tranh Đông Dương - một cử chỉ có lợi cho cả hai dân tộc Pháp - Việt.
Giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa Pháp, đặc biệt là thuộc địa Pháp ở châu Phi, mối quan hệ phối hợp đấu tranh và ủng hộ lẫn nhau ngày càng tăng cường.
Khi trả lời câu hỏi của nhà báo Léo Figuerre trong dịp ông tới thăm Việt Nam về việc chính phủ Pháp mộ lính Bắc Phi và Đông Phi sang đánh nhau ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đó là một cách hay nhất để phá hoại cái mà người ta gọi là “khối Liên hiệp Pháp”. Người nói thêm: “Tôi mong rằng nhân dân các nước nói trên sẽ đoàn kết lại để ngăn cản không cho thực dân Pháp đẩy thanh niên nước họ vào cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Đông Dương hay bất cứ một cuộc chiến tranh phi nghĩa nào” [66, tr. 92].
Tăng cường khối Liên hiệp Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta có chính sách đối đãi nhân đạo và thả hàng trăm tù binh người Phi trong quân đội Pháp, đồng thời đẩy mạnh công tác địch vận bằng truyền đơn, báo chí và bằng chính những người bạn Âu Phi đã giác ngộ đứng về hàng ngũ cách mạng.
Những chiến thắng liên tiếp của quân và dân ta trên chiến trường, chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tù binh, và tiếng vang của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Bắc Phi đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần lính Bắc Phi. Từ năm 1952, phong trào lính Bắc Phi phản chiến diễn ra mạnh mẽ. Đó là một nguy cơ lớn đối với thực dân Pháp vì lính Bắc Phi chiếm số lượng khá đông trong quân đội Pháp ở Việt Nam. Phong trào lính Bắc Phi phản chiến lan rộng kết hợp với phong trào ngụy binh phản chiến và cuộc đấu tranh chống giặc bắt lính sau lưng địch làm cho giặc rất lo ngại. Chúng đã đưa tay sai Nguyễn Văn Tâm lên làm Thủ tướng bù nhìn hòng xúc tiến thành lập quân đội quốc gia đồng thời tìm mọi cách để củng cố hàng ngũ quân đội xâm lược Pháp.
Cùng với công tác binh vận, chính sách nhân đạo và khoan dung đối với tù bình của Hồ Chủ tịch và Chính phủ xuất phát từ bản chất cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc đã ảnh hưởng rất lớn đến không những binh lính