CỦA CHÍNH PHỦ KHÁNG CHIẾN KHƠ-ME ISSARAK VỀ VẤN ĐỀ NGỪNG BẮN VÀ ĐÌNH CHIẾN ĐỂ LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 158 - 161)

III. Tháng hữu nghị Việ t Trun g Xô ở nước bạn

CỦA CHÍNH PHỦ KHÁNG CHIẾN KHƠ-ME ISSARAK VỀ VẤN ĐỀ NGỪNG BẮN VÀ ĐÌNH CHIẾN ĐỂ LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG

Chính phủ kháng chiến Khơ-me Issarak hy vọng Hội nghị Giơnevơ tìm được giải pháp thích đáng để lập lại hòa bình ở Đông Dương nói chung và ở Khơ-me nói riêng.

Đó là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Khơ-me, cũng như của nhân dân Việt Nam, nhân dân Pa-thét Lào, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

Đoàn đại biểu Pháp ở Hội nghị Giơnevơ đã đưa ra những đề nghị một chiều không căn cứ vào thực tế khách quan ở Đông Dương.

Mọi người đều biết rằng thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước Khơ-mư, bắn giết nhân dân Khơ-me, xâm phạm đến quyền độc lập dân tộc và quyền sống tự do trong hòa bình của nhân dân Khơ-me.

Năm 1863, sau khi chiếm miền Đông Nam Bộ Việt Nam, thực dân Pháp đã chiếm thành Nam Vang, và năm 1884, Pháp đã đặt chế độ thuộc địa trên khắp nước Khơ-me. Từ đó, chính sách bóc lột thuộc địa tàn nhẫn của thực dân Pháp đã làm cho nhân dân Khơ-me không ngừng nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp tấn công chiếm lại Sài Gòn. Ngày 10-3-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước Khơ-me lần thứ hai. Bọn bù nhìn Xi-a-núc, trước đã làm tay sai cho Pháp, rồi cho Nhật, lúc đó lại đầu hàng Pháp. Nhưng nhân dân Khơ-me nhất định không chịu trở lại đời nô lệ. Nhân dân kiên quyết chống xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Những người yên nước Khơ-me đã vận động, tổ chức quần chúng nhân dân, phát động đấu tranh ái quốc chống đế quốc Pháp xâm lược.

Tháng 8-1946, Quân đội Khơ-me Issarak giải phóng thành phố Xiêm-ráp và từ đó bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc và trường kỳ của nhân dân Khơ-me.

Tám năm nay, cuộc kháng chiến của nhân dân Khơ-me không ngừng phát triển. Tháng 4-1950, Hội nghị đại biểu toàn quốc gồm 200 đại biểu ở vùng tự do cũng như vùng tạm bị chiếm đã bầu ra Chính phủ kháng chiến Khơ-me Issarak. Từ đó, Chính

phủ kháng chiến Khơ-me Issarak lãnh đạo nhân dân Khơ-me chiến đấu giành độc lập, dân chủ, hòa bình cho dân tộc Khơ-me.

Chính phủ kháng chiến Khơ-me Issarak được nhân dân toàn quốc tín nhiệm. Cuộc kháng chiến của nhân dân Khơ-me là một cuộc đấu tranh chính nghĩa nên được nhân dân thế giới đồng tình.

Vì điều kiện địa dư, lịch sử liên quan mật thiết với nhau từ lâu, nên ba nước Việt Nam, Khơ-me, Pa-thét Lào là một khối; nhân dân Khơ-me đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Việt Nam và nhân dân Pa-thét Lào chống kẻ thù chung là bọn đế quốc đã xâm lược ba nước cùng một lúc, dùng căn cứ ở nước này để đánh nước kia. Lần xâm lược thứ nhất, thực dân Pháp chiếm Nam Bộ Việt Nam rồi từ đó tiến lên chiếm nước Khơ-me. Lần thứ hai chúng cũng diễn lại tấn trò ấy. Trong cuộc chiến tranh này, thực dân Pháp thường điều động quân đội xâm lược của chúng ở Khơ-me sang đánh nhân dân Việt Nam và nhân dân Pa-thét Lào. Ngược lại, những lúc quân Pháp bị quân đội Khơ-me Issarak uy hiếp mạnh, thì thực dân Pháp lại điều động quân đội của chúng ở Việt Nam hoặc ở Pa- thét Lào đến đàn áp nhân dân Khơ-me. Đối với thực dân Pháp xâm lược, Đông Dương là một chiến trường duy nhất, dưới sự chỉ huy thống nhất của bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Cho nên, dù có lập lại hòa bình ở một trong ba nước trên bán đảo Đông Dương, mà hai nước kia vẫn còn quân đội của thực dân Pháp xâm lược, do đó vẫn còn chiến tranh, thì hòa bình ở một nước cũng không thể củng cố và đảm bảo được.

Thế mà bàn tới vấn đề ngừng bắn và đình chiến ở Đông Dương, đoàn đại biểu Pháp ở Hội nghị Giơnevơ lại muốn tách riêng vấn đề Việt Nam ra khỏi vấn đề Khơ- me và Pa-thét Lào. Dụng ý thâm độc của thực dân hiếu chiến Pháp là chia tách ba nước ở Đông Dương ra để dễ nuốt từng miếng một.

Nhân dân Chính phủ kháng chiến Khơ-me Issarak, chúng tôi tuyên bố Việt - Khơme - Lào là một khối. Muốn giải quyết vấn đề ngừng bắn và đình chiến ở Đông Dương, không thể bàn riêng về Việt Nam mà đồng thời phải bàn chung trong phạm vi ba nước Việt Nam, Khơ-me và Pa-thét Lào. Có như thế mới thật sự đi tới giải quyết vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương được.

Một lần nữa chúng tôi nhắc lại lời yêu cầu của chúng tôi trước đây đòi Hội nghị Giơnevơ phải có đại biểu của Chính phủ kháng chiến Khơ-me Issarak tham dự.

toàn đồng ý và ủng hộ chủ trương của Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc xét vấn đề quân sự cả ba nước Việt - Khơme - Lào và tìm mọi cách thiết thực và hiệu nghiệm để ngừng bắn và đình chiến ở cả ba nước.

Ngày 22 tháng 5 năm 1954

THAY MẶT CHÍNH PHỦ KHÁNG CHIẾN KHƠ-ME ISSARAK

SƠN NGỌC MINH

Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 1522.

PHỤ LỤC 14

NHÂN DÂN PHÁP ỦNG HỘ HỘI NGHỊ GIƠ NEVƠ VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)