TUYÊN CÁO CỦA HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU BA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT CỦA BA NƯỚC VIỆT LÀO MIÊN, THÁNG 11 NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 149 - 151)

III. Tháng hữu nghị Việ t Trun g Xô ở nước bạn

TUYÊN CÁO CỦA HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU BA MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT CỦA BA NƯỚC VIỆT LÀO MIÊN, THÁNG 11 NĂM

Các đại biểu của ba mặt trận dân tộc thống nhất Việt - Miên - Lào đã hội nghị trong ba ngày: 20, 21, 22 tháng 22 năm 1950.

Cuộc hội nghị này đã khai mạc giữa lúc hai lực lượng dân chủ và phản dân chủ đương chống nhau một cách gay go quyết liệt, giữa lúc các chiến sĩ bảo vệ hòa bình thế giới đương họp Đại hội lần thứ hai, giữa lúc cuộc chiến tranh võ trang của các dân tộc Đông Nam Á lên cao, giữa lúc nhân dân và quân đội Việt Nam vừa thắng thực dân Pháp những trận lớn và giữa lúc cuộc du kích chiến tranh đang phát triển rộng rãi ở Lào và Miên.

Dưới ánh sáng của những kinh nghiệm chiến đấu trước kia và hiện nay của ba dân tộc, Hội nghị đã phân tích rõ ràng tình hình thế giới, tình hình ba nước Việt - Miên - Lào và nhận rằng:

1- Ba nước Việt - Miên - Lào cùng chung một kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Muốn đánh bại kẻ thù ấy để giành độc lập thống nhất thật sự và hoàn toàn của ba nước, nhân dân ba nước phải cùng nhau đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

2- Bọn đế quốc do Mỹ cầm đầu đương sửa soạn đại chiến thứ ba, chúng định dùng Đông Dương làm căn cứ quân sự tấn công Trung Hoa và đàn áp phong trào giải phóng ở Đông Nam châu Á. Do đó, cuộc kháng chiến của ba dân tộc Việt - Miên - Lào gắn liền với phong trào bảo vệ hòa bình thế giới. Ba dân tộc muốn giành độc lập thống nhất hoàn toàn của mình cũng phải đứng trong Mặt trận hòa bình thế giới chống bọn gây đại chiến thứ ba.

Các đại biểu sau khi trảo đổi ý kiến đã đồng ý với nhau những điểm căn bản về chính sách chung của ba mặt trận dân tộc thống nhất và đề ra những nhiệm vụ sau:

1- Xúc tiến thực hiện khối liên minh duy nhất của ba dân tộc Việt - Miên - Lào trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia và lãnh thổ của nhau.

3- Giải thích cho nhân dân ba nước bỏ những thành kiến dân tộc nếu có, nhất định không mắc mưu chia rẽ của thực dân Pháp, không đi lính cho Pháp để bắn giết lẫn nhau.

4- Công bố một bản tuyên cáo nói rõ về ý nghĩa và mục đích thành lập khối liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

5- Lột trần mưu mô xảo trá của thực dân Pháp đã ban bố độc lập giả hiệu cho bọn bù nhìn, coi mọi ký kết của bù nhìn ba nước là bất hợp pháp và vô giá trị.

6- Chống mọi xu hướng chủ quan khinh địch, chống tâm lý sợ Mỹ, làm cho nhân dân mỗi nước hiểu rõ chính sách của Mặt trận dân tộc thống nhất và của Chính phủ mỗi nước.

7- Tăng cường mối liên hệ với các lực lượng dân chủ và hòa bình thế giới, đặc biệt gây liên lạc và thực hiện sự liên minh với các dân tộc lân bang Đông Nam Á.

Hỡi quân đội và nhân dân Việt - Miên - Lào! Hỡi các đoàn thể ái quốc Việt - Miên - Lào!

Cuộc Hội nghị này là bước đầu cho cuộc liên minh huynh đệ giữa ba dân tộc Việt - Miên - Lào. Chỉ có cuộc liên minh ấy, như Hồ Chủ tịch thường nói, mới đánh tan được mọi mưu mô xảo trá của bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, mới đem lại độc lập thực sự cho ba quốc gia, đem lại hạnh phúc cho ba dân tộc.

Để cho nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào mau ra khỏi những lầm than của cuộc chiến tranh do giặc Pháp gây ra, để cho các gia đình chúng ta mau có cuộc đời ấm no và tươi sáng, Hội nghị kêu gọi các giới nhân dân Việt - Miên - Lào hãy đoàn kết chặt chẽ và nỗ lực chiến đấu.

Trong lúc thực dân Pháp đương tìm hết cách để chia rẽ, để phá cuộc kháng chiến Việt - Miên - Lào thì sự đoàn kết của ba dân tộc là điều kiện cần yếu để chúng ta mau toàn thắng và làm cho ba quốc gia Việt - Miên - Lào thực sự độc lập, tự do và phú cường. Nhân dân Việt - Miên - Lào tiến lên! Tiến lên!

Tại Việt Nam, ngày 22 tháng 11 năm 1950

Thay mặt toàn thể Hội nghị

CHỦ TỊCH ĐOÀN

Trung tâm lưu trữ quốc gia III, HOÀNG QUỐC VIỆT,

PHỤ LỤC 10

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 149 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)