III. Tháng hữu nghị Việ t Trun g Xô ở nước bạn
LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ KHÁNG CHIẾN PA-THÉT LÀO VỀ VIỆC HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG KHÔNG THỂ CHIA CẮT ĐƯỢC
Hội nghị Giơnevơ đang tìm cách giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương. Ngày 5-5-1954 và ngày 13-5-1954, Chính phủ kháng chiến Pa-thét Lào đã tuyên bố rõ lập trường và thái độ của mình đối với vấn đề đó. Để làm sáng tỏ thêm lập trường và thái độ ấy, chúng tôi cần nhấn mạnh mấy điểm cần thiết dưới đây:
1- Ngót một thế kỷ trước đây thực dân Pháp xâm chiếm Pa-thét Lào, nhân dân Pathét Lào nổi dậy giành chính quyền. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Pathét Lào một lần nữa. Trước đây và hiện nay, kẻ xâm lược Pa-thét Lào là thực dân Pháp. Đế quốc Mỹ đang ra sức can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cùng thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, hòng nô dịch nhân dân ba nước Việt Nam, Khơ-me và Pa-thét Lào.
Hơn 8 năm nay, nhân dân Pa-thét Lào dưới sự lãnh đạo của Chính phủ kháng chiến Pa-thét Lào, đã đứng dậy đấu tranh anh dũng chống đế quốc xâm lược Pháp. Nhân dân Pa-thét Lào đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh trường kỳ đó: từ những tổ chức vũ trang nhỏ đến nay đã có quân đội giải phóng; từ những khu du kích lẻ tẻ đến nay đã có những khu giải phóng rộng lớn, gồm hơn nửa đất đai và gần một nửa dân số toàn quốc. Cuộc kháng chiến đã có một cơ sở vững vàng và rộng rãi là Mặt trận dân tộc thống nhất: Neo Lào Ít-xa-la.
Nhân dân Pa-thét Lào nhận rõ chí có đoàn kết toàn dân, phối hợp chặt chẽ với nhân dân Việt Nam, nhân dân Khơ-me, nhân dân Pháp mới và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới kiên quyết đấu tranh thì mới giành được độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa bình thật sự. Hiện nay, khối đoàn kết toàn dân Lào ngày càng được củng cố, tinh thần yêu nước của nhân dân Pa-thét Lào càng cao, nhất là từ sau cuộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (tháng 8-1950). Khối đoàn kết toàn dân hậu thuẫn mạnh mẽ cho Chính phủ kháng chiến trong việc thực hiện những chủ trương, đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và bọn tay sai của chúng, đồng thời xây dựng chính quyền dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.
phủ của mình. Trái lại, chính phủ bù nhìn Lào do thực dân Pháp lập ra bị nhân dân phản đối và oán ghét. Đó là một sự thật rõ ràng ở Pa-thét Lào hiện nay.
2- Ngay lúc bắt đầu kháng chiến, nhân dân ba nước Pa-thét Lào, Việt Nam, Khơ-me đã đoàn kết với nhau để chống kẻ thù chung là thực dân Pháp. Ngày 11-3- 1951, khối liên minh nhân dân Việt Nam - Khơ-me - Pa-thét Lào chính thức thành lập. Việc xây dựng và củng cố khối liên minh này trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện và tôn trọng chủ quyền của nhau, đã đập tan âm mưu của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ định chia rẽ ba dân tộc Việt Nam - Khơ-me - Pa-thét Lào. Khối liên minh ấy đã tạo điều kiện quan trọng cho ba dân tộc kháng chiến thắng lợi. Nhân dân Pa-thét Lào cũng như nhân dân hai nước bạn Việt Nam và Khơ-me tin tưởng chắc chắn rằng Liên minh Việt Nam - Khơ-me - Pa-thét Lào là một khối đoàn kết không gì lay chuyển được.
Bởi vậy, nói đến vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương thì phải nói đến việc ngừng bắn và đình chỉ ở cả ba nước Pa-thét Lào, Việt Nam và Khơ-me; không thể nào chỉ đình chiến ở một trong ba nước đó. Hòa bình ở Đông Dương không thể chia cắt được. Chính phủ kháng chiến Pa-thét Lào tuyên bố:
1- Kẻ xâm lược Pa-thét Lào hiện nay là thực dân hiếu chiến Pháp được can thiệp Mỹ viện trợ và thúc đẩy.
2- Nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là bạn thân thiết của nhân dân Pa-thét Lào.
3- Muốn lập lại hòa bình ở Đông Dương, phải ngừng bắn và đình chiến trên toàn cõi Đông Dương.
Việc tìm cách lập lại hòa bình ở Đông Dương tại Hội nghị Giơnevơ, phải có đại biểu Pa-thét Lào cũng như đại biểu Khơ-me tham gia. Trong khi đại biểu của mình chưa tham dự Hội nghị Giơnevơ, Chính phủ kháng chiến Pa-thét Lào hoàn toàn đồng ý và ủng hộ lập trường và đề nghị của Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơnevơ về vấn đề ngừng bắn và đình chiến trên toàn cõi Đông Dương để lại hòa bình ở Đông Dương.
Ngày 21 tháng 5 năm 1954
Trung tâm lưu trữ quốc gia III, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHỤ LỤC 13