Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường là nhân tố quyết định thành công của mọi hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 100 - 103)

1 Ngày 2-5 và ngày 4-5-954, đồng chí Chu Ân Lai và đồng chí Môlôtốp trong bản tham luận của mình trước Hội nghị đã vạch rõ những điều ngang trái trong lời tuyên bố của Bidault và nhấn

3.1.1. Độc lập, tự chủ, tự lực tự cường là nhân tố quyết định thành công của mọi hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế

của mọi hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế

Độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh là tư tưởng cơ bản, nổi bật trong toàn bộ hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh. Từ quan điểm mácxít về vai trò quyết định của nhân tố bên trong khi giải quyết các mâu thuẫn, Hồ Chí Minh chủ trương phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chính nghĩa, đại đoàn kết dân tộc, chủ động xây dựng lực lượng cách mạng, lấy đó làm điểm tựa để thực hiện hợp tác quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài. Đó cũng là nội dung cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân, phát huy nội lực kết hợp với đoàn kết quốc tế, vận động sự đồng tình, ủng hộ của thế giới dân chủ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến.

Độc lập, tự do là quan điểm thuộc về nguyên tắc được quán triệt trong toàn bộ hoạt động của Người. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn xác định độc lập tự do là mục tiêu hàng đầu, mọi nhiệm vụ đều phải hướng đến mục tiêu đó.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, sự nghiệp giải phóng dân tộc phải nằm trong tay nhân dân; muốn có độc lập thì ta phải tự lực giành lấy. Một nước không tự cố gắng mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không thể giành được độc lập. Thành công của Cách mạng Tháng Tám là minh chứng sống động cho quan điểm

tự lực cánh sinh, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiều khó khăn, thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng một lần nữa phát huy sức mạnh toàn dân, dựa vào sức mạnh toàn dân tiến hành kháng chiến và đối phó với mọi tình huống phức tạp, luôn giữ ở thế chủ động.

Độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh nhằm đảm bảo các lợi ích dân tộc chính đáng không có nghĩa là sự biệt lập, biệt phái. Người hiểu rất rõ rằng, chính sự biệt lập của các dân tộc chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại, nhất là khi ta phải đối đầu với một kẻ thù mạnh hơn mình rất nhiều lần, lại được đồng minh của chúng giúp sức. Trong tình hình đó, việc tranh thủ lực lượng bên ngoài sẽ làm tăng thêm khả năng tự lực tự cường, tạo điều kiện chuyển biến so sánh lực lượng có lợi cho ta.

Cùng với việc phát huy sức mạnh tự lực, tự cường dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ động kiến tạo dư luận quốc tế, nhằm tranh thủ được ngày càng rộng rãi sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Nhưng làm thế nào để động viên, tranh thủ được lực lượng quốc tế vào cuộc kháng chiến lại là bài toán nan giải, nhất là trong bối cảnh cuộc kháng chiến bị thực dân Pháp và các thế lực đế quốc cô lập. Trí tuệ và tài năng của Hồ Chí Minh một lần nữa tỏa sáng. Trong thế giới mà lợi ích các dân tộc đan xen chồng chéo, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy “điểm đồng” giữa các dân tộc. Độc lập tự do là một giá trị thiêng liêng, cao quý của nhân loại tiến bộ, là “điểm đồng” giữa các dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới.

Giương cao ngọn cờ độc lập tự do, Hồ Chí Minh chủ động thực hiện cuộc tiến công vào dư luận quốc tế.

Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp hòng cướp nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nền độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân Việt Nam là bất khả xâm phạm, “dân tộc Việt Nam thà chết chứ không chịu mất độc lập và tự do”.

Hướng về nhân dân Pháp, Hồ Chí Minh luôn khẳng định độc lập dân tộc là nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam, là mục tiêu của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam.

Khi chiến tranh bùng nổ trên toàn cõi Đông Dương, ngày 21-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến nhân dân Pháp vạch trần bộ mặt thực dân phản động

Pháp và khẳng định “chừng nào nước Pháp hiểu rõ nền độc lập và thống nhất của chúng tôi, và gọi trở lại những kẻ thực dân hiếu chiến Pháp trở về, thì tình giao hảo và sự hợp tác giữa hai dân tộc Việt - Pháp sẽ trở lại ngay” [64, tr. 483].

Độc lập tự do là cơ sở liên kết các dân tộc có chung mục tiêu đấu tranh.

Đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, Người chỉ rõ, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc để giành độc lập, rồi đây sẽ liên hợp lại với nhau để tiến tới một nền hoà bình lâu bền và một nền dân chủ chân chính.

Đối với hai nước láng giềng, anh em thân thiết của Việt Nam là Lào và Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự do và quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

Trước các dân tộc Á Đông, Người nói: “Việt Nam chỉ muốn hòa bình và độc lập, để cộng tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với dân tộc anh em Á Đông và dân tộc Pháp. Việt Nam chỉ giữ gìn chủ quyền, độc lập của mình, chứ không hề xâm phạm đến ai” [65, tr. 22].

Những hoạt động tích cực của Hồ Chí Minh đã đưa Việt Nam tiến ra thế giới, góp phần đánh bại âm mưu thực dân đế quốc phong tỏa cách mạng Việt Nam,. Qua bốn năm kháng chiến, dư luận thế giới ủng hộ cách mạng Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Phong trào phản chiến, nghị quyết của tổ chức hòa bình quốc tế về ủng hộ chiến tranh Việt Nam, khẩu hiệu độc lập cho Việt Nam trở thành nguồn động viên to lớn đối với nhân dân ta, trở thành sức ép mạnh mẽ đối với các thế lực thực dân hiếu chiến.

Từ năm 1950, trước những thay đổi lớn của tình hình thế giới, Hồ Chí Minh chỉ rõ cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình của nhân dân các nước trên thế giới. Nhân dân Đông Dương đánh thực dân Pháp không những để giành tự do, độc lập thật sự cho mình mà còn để bảo vệ hòa bình, dân chủ thế giới.

Như vậy,Hồ Chí Minh vừa giương cao ngọn cờ độc lập, dân chủ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước mình, vừa phất cao ngọn cờ độc lập dân chủ trên bầu trời hòa bình thế giới. Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc kết hợp giữa cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh vì mục

tiêu hòa bình, dân chủ của nhân loại tiến bộ, giữa tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế. Tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vì thế không ngừng được khẳng định trên trường quốc tế.

Trong những năm 1950-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ động triển khai quan hệ trên nhiều hướng đã tập hợp lực lượng quốc tế rộng lớn, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quan trọng từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ. Người đánh giá cao sự ủng hộ tinh thần và vật chất ấy và cho rằng “tinh thần quốc tế ấy là một trong những điều kiện giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công”. Song bên cạnh đó, Người vẫn luôn nêu rõ tự lực cánh sinh vẫn là cái gốc, điểm mấu chốt của mọi vấn đề. Người khẳng định: “giành được thắng lợi phải do chính bản thân ra quyết định”, “các nước bạn ta, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc giúp đỡ... để chúng ta có thêm điều kiện tự lực cánh sinh” [37, tr. 414].

Quan điểm độc lập, tự chủ với tư cách là quan điểm xuyên suốt toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ đạo mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế, Hồ Chí Minh không khi nào bị cuốn vào ý đồ của các thế lực đế quốc. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, ngọn cờ chính nghĩa, dân tộc Việt Nam đã đứng vào hàng ngũ phe dân chủ; trên tinh thần tự chủ, tự lực cánh sinh mà tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế. Vì thế, hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được nhiều thành quả quan trọng, không những bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mà còn góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới. Thắng lợi đó đã khẳng định vị thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từng bước đưa nước ta hòa nhập và tham gia vào đời sống chính trị quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)