Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đề xuất giải pháp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT huyện
4.3.5. Tăng cường sự liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
thông tin hiện có, xây dựng mới một số hình thức tuyên truyền để thông tin rộng rãi đến đông đảo nhân dân; tổng hợp kết quả, kinh nghiệm chia sẻ cho các ban ngành và khối đoàn thể.
4.3.5. Tăng cường sự liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn làm cho lao động nông thôn
Lao động học nghề, trung tâm dạy nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo (3 chủ thể) cần chủ động liên kết với nhau cùng tháo gỡ bài toán thiếu hụt nhân lực trình độ cao. Cả ba chủ thể trên cần tìm đường đi của mình thật đúng đắn và hiệu quả; cần gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình đào tạo nâng cao tay nghề người lao động. Không nên “mạnh ai nấy làm” mà cần chung tay giải quyết những tồn tại yếu kém trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Mỗi chủ thể cần nhìn nhận khách quan, tìm ra những mặt tồn tại, yếu kém của mình. Đối với trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác không nên dạy nghề theo phong trào, người lao động học nghề cần xác định rõ nhu cầu học, doanh nghiệp sử dụng lao động cần phải có kế hoạch xây dựng và tuyển dụng hợp lý. Nói chung, cả ba chủ thể này cần nắm bắt thông tin thị trường lao động, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu lao động giữa các ngành nghề để tổ chức đào tạo cho phù hợp. Sự thiếu thông tin và thiếu hợp tác với các doanh nghiệp dẫn đến đào tạo tràn lan, ít quan tâm đến sản phẩm đào tạo ra sử dụng thế nào. Doanh nghiệp không thể chạy theo các trường trong quá trình đào tạo nghề nhưng nếu chủ động hơn trong cách làm, quan hệ, thực sự xem giải quyết việc làm cho người học là hoạt động
chính bên cạnh mảng đào tạo thì sẽ tháo gỡ được khó khăn. Tuy nhiên, việc này không thể tách rời trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và với chính mình. Trong chính sách phát triển nhân lực, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi trọng việc hợp tác trong đào tạo nguồn lao động.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề cần liên kết chặt chẽ và toàn diện với các doanh nghiệp. Các hoạt động liên kết có thể tóm tắt như trong bảng sau:
Bảng 4.20. Liên kết giữa trung tâm dạy nghề, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ Hoạt động của cơ sở
đào tạo
Nội dung liên kết
Hoạt động của doanh nghiệp
Tổ chức tuyển sinh theo qui
định Tuyển sinh
Tuyển mới hoặc gửi công nhân đến cơ sở đào tạo nghề tham gia khóa học
Tổ chức hội nghị, chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình
Cử đại diện tham gia góp ý, sửa đổi mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu thực tiễn của sản xuất
Bố trí giáo viên của trường Nhân sự Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thực tập sản xuất
Quản lý toàn bộ quá trình đào tạo, chỉ đạo giám sát thực tập
tại xưởng của doanh nghiệp Tổ chức , quản lý
Tham gia phối hợp giám sát đào tạo tại trường, tổ chức quản lý thực tập sản xuất tại xưởng của doanh nghiệp
Ngân sách và các khoản thu
hợp lệ Tài chính
Đóng góp bằng khấu hao thiết bị, nhà xưởng, tiền công dạy thực tập sản xuất hoặc tiền mặt Toàn bộ cơ sở vật chất, trang
thiết bị của cơ sở
Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Nhà xưởng và các dây chuyền sản xuất hiện có
Tổ chức chỉ đạo toàn bộ các kỳ
thi Đánh nghiệp giá tốt Phối hợp tổ chức thi thực hành tại xưởng của DN Tìm kiếm thị trường việc làm,
cung cấp thông tin, giới thiệu các địa chỉ tin cậy cho học viên tốt nghiệp
Việc làm Tiếp nhận một số học viên tốt nghiệp (theo nhu cầu của DN)