Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 99 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

4.1.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động

bàn huyện Lạng Giang. Năm 2013 có tổng cộng 650 lao động đi xuất khẩu lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề là 300 người, chiếm tỷ lệ 46,15%. Đến năm 2015, số lao động đi xuất khẩu lao động là 630 người, trong đó số lao động đã được đào tạo nghề là 440 người, chiếm 69,8%. Như vậy, có thể thấy tuy số lượng lao động đi xuất khẩu lao động giảm xuống nhưng chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động đã được tăng lên. Đoàn thanh niên là tổ chức giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cho người lao động được nhiều nhất, được 680 người trong 3 năm.Điều này chứng tỏ sự quan tâm của chính quyền các cấp huyện Lạng Giang đã quan tâm đến công tác giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Hộp 4.7. Ý kiến về tư vấn xuất khẩu lao động…

Huyện đã đưa chương trình vận động, tuyên truyền xuất khẩu lao động vào chương trình họp hàng tháng của từng thôn. Thậm chí các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… còn đi gõ cửa từng nhà, tư vấn đến từng thôn…

Chị H, Phó Bí thư Đoàn thanh niên huyện Lạng Giang

4.1.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn nông thôn

4.1.3.1. Những mặt đạt được

Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lạng Giang đã được cấp cấp, các ngành quan tâm và đã có sự phối hợp giữa các đơn vị để tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.

Tổng số lao động qua đào tạo, bồi dưỡng của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015 tăng đều qua các năm. Tổng số lao động qua đào tạo năm 2013 của huyện Lạng Giang là 16.354 người. Năm 2015 tăng lên thành 18.011 người, tương ứng với tỷ lệ tăng bình quân là 104,94%. Số lao động được dạy nghề ngắn hạn cũng tăng từ 6.164 người năm 2013 lên thành 6.262 người năm 2015, tương ứng với mức tăng bình quân là 100,79%.Có thể nói, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành

nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và chất lượng đào tạo nghề của huyện Lạng Giang được tăng lên qua các năm.

Số lượng doanh nghiệp ở các khu và cụm công nghiệp trong huyện tham gia đào tạo nghề và giới thiệu cho lao động nông thôn tăng lên hàng năm. Năm 2013 có 37 doanh nghiệp đã tăng lên thành 40 doanh nghiệp năm 2015. Bao gồm các lĩnh vực: Cơ khí, dệt may, xây dựng, doanh nghiệp sản xuất hàng TTCN và doanh nghiệp sửa chữa… Cùng với việc tăng số lượng doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp cũ trong khu, cụm công nghiệp cũng tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra việc làm mới thu hút thêm người lao động, do vậy làm cho lao động trong khu, cụm công nghiệp từ năm 2013 đến năm 2015 cũng tăng lên hàng năm. Năm 2013 có 1.415/2050 lao động sau khi đào tạo tại các doanh nghiệp được giới thiệu việc làm (tương ứng 68,9 %), năm 2015 có 1548/2149 lao động được giới thiệu việc làm (tương ứng 72.03%). Tốc độ phát triển bình quân tương ứng là 104,59 %. Về giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động. Năm 2013 có tổng cộng 650 lao động đi xuất khẩu lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề là 300 người, chiếm tỷ lệ 46,15%. Đến năm 2015, số lao động đi xuất khẩu lao động là 630 người, trong đó số lao động đã được đào tạo nghề là 440 người, chiếm 69,8%. Như vậy, có thể thấy tuy số lượng lao động đi xuất khẩu lao động giảm xuống nhưng chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động đã được tăng lên.

4.1.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

Công tác dạy nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu học nghề của người LĐNT. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề phù hợp với nhu cầu học của người lao động và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng hiện tại vẫn chưa mở lớp.

Hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề hiện nay được triển khai trên địa bàn huyện là chưa phù hợp và cần bổ sung thêm để phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn huyện và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các địa bàn xung quanh.

Chất lượng của lực lượng lao động mới ở mức trung bình, tức là mới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của cơ sở. Trong đó có 71,4% ý kiến cho rằng số

lao động làm việc tại cơ sở của họ có tay nghề chưa cao, và có 42,9% số ý kiến cho rằng lao động sau khi được đào tạo chưa linh hoạt áp dụng các kiến thức đã học vào công việc. Họ cho rằng không phải số lao động này có tay nghề kém mà là họ chưa thực sự cố gắng phát huy hết khả năng cũng như chuyên môn của mình.

Có thể thấy đã có sự liên kết giữa các phòng ban chuyên môn của huyện trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Tuy nhiên, việc liên kết giữa Hội phụ nữ huyện, hội Nông dân và Đoàn thanh niên của huyện với các phòng ban chức năng của UBND huyện là chưa thực sự chặt chẽ hay có thể nói là chưa có sự liên kết. Có chăng chỉ là thông báo để biết mà thôi.

Những mối liên kết được thiết lập giữa trung tâm dạy nghề với phía doanh nghiệp và liên kết giữa các cấp ngành với doanh nghiệp trong việc giới thiệu việc làm hiện nay hầu hết mang tính tự phát do nhu cầu của trung tâm và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)