STT Thông tin cần thu thập Địa điểm thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông
tin 1 Số liệu về cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn về nghề, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT
Sách tham khảo, sách chuyên ngành, Internet, báo.
Tra cứu, chọn lọc thông tin.
2 Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thành tựu đạt được trong những năm qua.
Báo cáo hàng năm, báo cáo định kỳ của UBND huyện
Phòng thống kê của huyện .
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện .
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Phòng Công Thương huyện Trung tâm dạy nghể huyện
Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo.
3 Số liệu về thực trạng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT
Thu thập thông qua các cán bộ làm công tác quản lý, công tác đào tạo của huyện
Tổng hợp số liệu
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
* Điều tra bằng phiếu điều tra đối với lao động
Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với người lao động và tiếp hành điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.
* Phương pháp phỏng vấn KIP (Key formation Panel):
Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 6 cán bộ phụ trách về mảng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trong đó có 2 cán bộ cấp huyện và 4 cán bộ cấp xã của 4 xã mà chúng tôi đã chọn ở trên. Qua đó chúng tôi sẽ thăm dò một số ý kiến nhằm làm định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho cho LĐNT huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý DN, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 4 xã đã lựa chọn.
* Phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi-structure Imformation): là dạng
phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và người phỏng vấn được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ đề hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn. Trong luận văn này chúng tôi tiến hành hỏi trực tiếp một số giáo viên tham gia đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề, tại các lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện về tình hình đào tạo nghề cho LĐNT. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện.
* Phỏng vấn cấu trúc: là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một
bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Trong khóa luận này, để có một số thông tin đối chứng chúng tôi tiến hành điều tra 80 lao động tại 4 xã về chất lượng đào tạo nghề của các lớp đào tạo nghề, khả năng tiếp cận của người lao động về thông tin về các lớp đào tạo, khả năng tham gia của người lao động vào các lớp đào tạo nghề mà địa phương đang triển khai. Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo nghề của trung tâm và các cơ sở đào tạo nghề, đồng thời thu thập những kiến nghị của người lao động trong quá trình học tập và làm việc.
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Dùng chương trình Excel 2003 MS kết hợp với máy tính casio.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
* Phương pháp thống kê mô tả: để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; mô tả quá trình biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng; mô tả và so sánh các hiện tượng trên cơ sở phân tổ sẽ phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của công tác đào tạo nghề, và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu phù hợp với thực tế của địa phương để có thể nâng cao được chất lượng lao động sau khi đào tạo.
* Phương pháp so sánh: là một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của các hoạt động đào tạo nghề đang diễn ra trên địa bàn huyện, so sánh từng năm, so sánh giữa kết quả đạt được với kế hoạch đề ra, so sánh giữa các nghề, các hình thức đào tạo,… từ đó tìm ra ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp, hiệu quả nhất và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện .
* Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động ở nông thôn là vấn đề hết sức phức tạp. Do vậy để cho đề tài có tính chính xác cao và đi đúng hướng chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập các ý kiến của các chuyên gia trên các lĩnh vực có liên quan. Từ đó kết hợp với thực trạng nghiên cứu để đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng, cơ cấu lao động - Giá trị, cơ cấu các ngành kinh tế
- Số lượng thanh niên nông thôn có nhu cầu học nghề - Tỷ lệ thanh niên nông thôn có việc làm
- Tỷ lệ thanh niên nông thôn thất nghiệp
- Trình độ học vấn, chuyên môn của thanh niên nông thôn
- Cơ cấu thanh niên nông thôn có việc làm theo các ngành kinh tế - Các ngành nghề đào tạo và giới thiệu việc làm
- Thời gian đào tạo nghề
- Kinh phí đào tạo nghề và giới thiệu việc làm - Thu nhập bình quân của một thanh niên nông thôn
- Tỷ lệ thanh niên nông thôn được tư vấn nghề - Tỷ lệ thanh niên nông thôn được dạy nghề
- Tỷ lệ thanh niên nông thôn được tạo việc làm - Số thanh niên nông thôn xuất khẩu lao động - Số thanh niên nông thôn được hỗ trợ vốn
- Số lượt thanh niên nông thôn tham gia tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
4.1.1.1.Thực trạng xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề
Ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiđã có công văn số 664/LĐTBXH-TCDN
ngày 09 tháng 03 năm 2010 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề
án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang đã có công văn hướng dẫn số
190/LĐTBXH – HD hướng dẫn các huyện, thành phố “điều tra, khảo sát nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động
nông thôn của các huyện, thành phố đến năm 2020.” Trên cơ sở nhu cầu học
nghề của lao động nông thôn, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của các huyện, thành phố. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt. Quyết định phê duyệt số 585/ QĐ – UBND ngày 19/6/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Thực hiện kế hoạch đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh Bắc Giang, huyện Lạng Giang hàng năm đều xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
a. Mục đích
- Đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn để có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhu cầu chuyển đổi nghề sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, cùng với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Tạo việc làm, thu nhập ổn định, đạt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong chương trình phát triển KT-XH, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
b. Yêu cầu
Chỉ đạo và phối hợp các cơ quan liên quan làm tốt công tác tuyên truyền tới cơ sở về nội dung, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Trung tâm Dạy nghề điều tra, khảo sát người lao đông trong độ tuổi có nhu cầu tham gia học nghề hoặc chưa qua đào tạo nghề để thực hiện công tác tuyển sinh và tổ chức mới lớp đào tạo nghề đạt hiệu quả.
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ về chủ trương đào tạo nghề, thu hút đầu tư, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn trên dịa bàn huyện huyện.
c. Các nhóm giải pháp thực hiện
- Công tác tuyên truyền vận động
Đề nghị UBMTTQ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhân dân phối hợp tăng cường công tác tuyên truyên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chủ trương của huyện góp phần nâng cao nhận thức đến các nghành, các cấp và các tầng lớp nhân dân về công tác đào tạo nghề, việc làm, thu nhập, ổn định đời sống; Chú trọng những nghề người lao động có thế chuyển đổi phù hợp với thị trường hiện nay, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát huy vai trò các tố chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học và các tổ chức xã hội khác trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề thông qua và lồng ghép các hội nghị và phương tiện thông tin đại chúng.
- Các nguồn lực
Đa dạng và thu hút các nguồn lực đào tạo cho nguời lao động cùng với việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/2009/QDTTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 585 /QĐ-UBND ngày 19/6/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang.
d. Đối với Trung tâm dạy nghề và và các đơn vị tham gia đào tạo nghề
Trung tâm dạy nghề huyện và các doanh nghiệp chủ động phối hợp tuyên truyền, tư vấn tuyển chọn về đào tạo nghề và việc làm cho người lao động để thu hút người lao động chủ động tham gia học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hóa, linh hoạt nhằm nâng
cao kỹ năng, năng lực thực hành, năng lực tự tạo việc làm, thích ứng với yêu cầu chuyển đổi của công nghệ và sản xuất, tổ chức đào tạo nghề tạo thuận lợi cho người học.
Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề; Chương trình môn học chi tiết, hoàn thiện cơ bản giáo trình các môn học phù hợp với điều kiện thức tế trên địa bàn huyện và nhu cầu của thị trường lao động, khả năng tiếp thu của người học nghề.
e. Đối với các phòng ban thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn
Phòng Lao động - TB&XH phối hợp với các xã, thị trấn rà soát thống kê những lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề hoặc chuyển đổi nghề, xây dựng chỉ tiêu dạy nghề năm 2016 sát với yêu cầu thực tế.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. UBND các xã, thị trấn phối hợp với các ban ngành liên quan nghiêm túc thực hiện nội dung kế hoạch đề ra.
f. Tổ chức thực hiện
1. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện
- Là cơ quan thường trực, giúp UBND huyện thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện; Phối hợp Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu kinh phí trình UBND huyện phê duyệt; Phối hợp với các ban ngành có liên quan tuyên truyền những chủ chương chính sách của Đề án 1956 đến đông đảo người lao động.
- Chủ trì và phối hợp với trung tâm Dạy nghề huyện đăng ký xây dựng kế hoạch chi tiết danh mục đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Ký hợp đồng đào tạo, thực hiện hỗ trợ cho từng nghề theo quy định mức quy định; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn đối với các cơ sở đào tạo và dạy nghề theo quy định của nhà nước; định kỳ báo cáo UBND huyện, Sở Lao động - Thương binh &Xã hội theo quy định.
2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội xác định nghành nghề đào tạo lao động nông thôn phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động trong nông nghiệp nông thôn; xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy các nghề chăn nuôi, trồng trọt trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu về dạy nghề do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện theo các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
- Phối hợp với đài truyền thanh - truyền hình huyện cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến từng xã thị trấn.
- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra, giám sát tính hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn nông dân.
3. Phòng Giáo dục và đào tạo
Tăng cường công tác chỉ đạo các trường Trung học cơ sở tư vấn phân luồng hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh cuối cấp thông qua các hoạt động hướng nghiệp cho các học sinh không có điều kiện học tiếp để tham gia học nghề cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và ngoài huyện.
4. Phòng Tài chính - kế hoạch
Chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ, đề xuất bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích; phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.
5. Đài truyền thanh - Truyền hình huyện
Đài truyền thanh - Truyền hình huyện phối hớp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và chỉ đạo đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền kế hoạch, chủ trương đào tạo nghề để nhân dân biết, tiếp cận và đăng ký cho con em mình có cơ hội học nghề, tạo việc làm ổn định.
6. Trung tâm Dạy nghề huyện Lạng Giang