Tăng cường huy động nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 114 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đề xuất giải pháp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT huyện

4.3.3. Tăng cường huy động nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho

cho lao động nông thôn

4.3.3.1. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề

Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, huyện Lạng Giang cần có các chính sách ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực này. Cần có chính sách cụ thể để khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm. Nguồn lực tài chính đầu tư cho đào tạo nghề cần huy động từ nhiều phía: từ ngân sách Nhà nước, sự đầu tư từ Tỉnh, huyện, sự tham gia đóng góp từ các danh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, tổ chức hợp tác quốc tế… Mặt khác cần có cơ chế phân bổ tài chính hợp lý, chú ý các xã nghèo, xã xa trung tâm.

Có các cơ chế để lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, đặc biệt là dự án dành cho người nghèo, dự án phát triển nông thôn nhằm tăng cường nguồn vốn để đầu tư cho xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí cho đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn. Trước mắt, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện

dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) theo hướng tăng chi đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước bảo đảm hài hòa lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông.

Thứ hai, tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Bảo đảm đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp . Nguồn chi ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn nên duy trì tỷ lệ khoảng 60% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và trái phiếu chính phủ. Tăng cường việc công khai quá trình phân bổ vốn ngân sách nhà nước thông qua các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư.

Thứ ba, tăng vốn đầu tư trực tiếp phát triển nông nghiệp theo hướng ưu tiên nâng cao năng lực, hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra những đột phá mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chủ trương đầu tư cần quan tâm cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, giảm thất thoát và gia tăng giá trị của sản phẩm.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn. Tìm cách đưa tín dụng trực tiếp đến tay nông dân thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm, lựa chọn ưu tiên với các mặt hàng có tiềm năng thị trường mà nông dân đang cần vốn đầu tư.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp và nông dân thông qua cho vay theo chuỗi ngành hàng, lấy doanh nghiệp thu mua, chế biến làm trung tâm. Ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành hàng có tiềm năng thị trường, có vùng nguyên liệu, có hợp đồng nông sản với nông dân. Doanh nghiệp sử dụng khoản vay để ứng trước vốn, giống, vật tư, thiết bị cho nông dân có hợp đồng nông sản, đồng thời cần tính tới việc tăng tính linh hoạt về vốn cho nông dân. Tóm lại, để vốn tín dụng đầu tư hiệu quả, thì phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể, có sự liên kết, khi đó tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp cho khoản vay.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, nhất là các dự án đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế

biến nông sản thực phẩm sau thu hoạch, dự án đầu tư vào các vùng khó khăn. Nhân rộng, phổ biến các mô hình xã hội hóa đầu tư, mô hình quản lý các công trình hạ tầng có hiệu quả, bền vững cho các vùng nông thôn.

Thứ sáu, tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Lĩnh vực nông nghiệp có nhiều rủi ro, nên bảo hiểm nông nghiệp là cơ sở để các tổ chức tín dụng mạnh dạn hơn trong việc đưa tín dụng vào khu vực này.

Thứ bảy, tăng cường quản lý, tránh đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí. Nguồn lực hạn chế, nên mỗi đồng vốn ngân sách cần được sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Phải tăng trách nhiệm và xử lý nghiêm người quản lý, đối với mọi hành vi đầu tư không hiệu quả, làm thất thoát vốn.

4.3.3.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Đầu tư cơ sở vật chất: xây dựng, hoàn chỉnh các hạng mục công trình của các trung tâm/cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện; phân khúc chức năng cho các hoạt động dạy nghề; giới thiệu việc làm. Đầu tư các trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để đáp ứng cho hoạt động dạy nghề và học nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư theo chính sách của Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4.3.3.3. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề

Triển khai thực hiện việc quy hoạch, bố trí, sắp xếp, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu sự phát triển đào tạo nghề trong thời gian tới. Tiếp tục rà soát, đánh giá, sàng lọc và tuyển dụng mới, để xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, ngành nghề đào tạo.

Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề thuộc các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập. Đảm bảo 100% giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn theo quy định, 100% Cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đào tạo nghề và có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề. Có cơ chế khuyến khích giáo viên dạy nghề có trình độ và kinh nhiệm tham gia dạy nghề trên địa bàn.

4.3.3.4. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy

Đổi mới, hiện đại hóa nội dung, chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thực hành, năng lực tự làm việc, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất. Tổ chức đào tạo nghề theo mô đun, tạo thuận lợi cho người học, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề trình độ cao khác được xây dựng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở giáo dục và đào tạo khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học- công nghệ tham gia xây dựng nội dung chương trình và đánh giá kết quả đào tạo.

Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy và học để phát huy năng lực của giáo viên, tăng cường tính chủ động và tích cực của học sinh. Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập.

Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa các trường, các trung tâm và cơ sở đào tạo nghề với cơ sở vật chất để tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, đồng thời giúp cho lao động giảm bớt các chi phí.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở dạy nghề xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề, chương trình môn học chi tiết, hoàn thiện cơ bản giáo trình các môn học phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở và nhu cầu của thị trường lao động.

4.3.3.5. Triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hóa dạy nghề

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện. Tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, khuyến khích các hoạt động đầu tư, mọi sự đóng góp và sáng kiến của xã hội cho phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.

Khuyến khích phát triển làng nghề và truyền nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập.

Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội phụ huynh học sinh, hội khuyến học và các tổ chức xã hội khác trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề.

4.3.3.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền, sự tham gia của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác đào tạo nghề

Các cấp ủy đảng cần cụ thể hóa các nội dung, quán triệt sâu rộng tới các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ đảng viên, đội ngũ giáo viên dạy nghề và các tầng lớp nhân dân ở địa phương về công tác đào tạo nghề để tổ chức thực hiện. Thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của cấp ủy về công tác đào tạo nghề. Đưa nhiệm vụ đào tạo nghề vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tập trung sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND các cấp; trong đó UBND các cấp có trách nhiệm triển khai thành các kế hoạch cụ thể, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng thực hiện các mục tiêu nêu trong chương trình theo tiến độ và thời gian cụ thể. Đặc biệt quan tâm phát triển cơ sở dạy nghề, bố trí đất đai, nguồn nhân lực cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt là công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch. Kiện toàn bộ máy quản lý công tác đào tạo nghề từ huyện tới xã, thị trấn, quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách quản lý đào tạo nghề cấp huyện và cấp xã. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề, công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành một cách toàn diện từ khâu đăng ký hoạt động dạy nghề đến khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)