Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Bảng 3.5. Bảng thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin cần thu thập Địa điểm thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông

tin 1 Số liệu về cơ sở lý luận và

cơ sở thực tiễn về nghề, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT

Sách tham khảo, sách chuyên ngành, Internet, báo.

Tra cứu, chọn lọc thông tin.

2 Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thành tựu đạt được trong những năm qua.

Báo cáo hàng năm, báo cáo định kỳ của UBND huyện

Phòng thống kê của huyện .

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện .

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Phòng Công Thương huyện Trung tâm dạy nghể huyện

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo.

3 Số liệu về thực trạng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT

Thu thập thông qua các cán bộ làm công tác quản lý, công tác đào tạo của huyện

Tổng hợp số liệu

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

* Điều tra bằng phiếu điều tra đối với lao động

Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với người lao động và tiếp hành điều tra thu thập thông tin theo nội dung của mẫu điều tra.

* Phương pháp phỏng vấn KIP (Key formation Panel):

Là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin quan trọng và chung nhất của thực trạng vấn đề, những thuận lợi khó khăn cũng như một số gợi ý cho định hướng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 6 cán bộ phụ trách về mảng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trong đó có 2 cán bộ cấp huyện và 4 cán bộ cấp xã của 4 xã mà chúng tôi đã chọn ở trên. Qua đó chúng tôi sẽ thăm dò một số ý kiến nhằm làm định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho cho LĐNT huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý DN, chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 4 xã đã lựa chọn.

* Phỏng vấn bán cấu trúc SSI (Semi-structure Imformation): là dạng

phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và người phỏng vấn được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ đề hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn. Trong luận văn này chúng tôi tiến hành hỏi trực tiếp một số giáo viên tham gia đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề, tại các lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện về tình hình đào tạo nghề cho LĐNT. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện.

* Phỏng vấn cấu trúc: là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một

bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Trong khóa luận này, để có một số thông tin đối chứng chúng tôi tiến hành điều tra 80 lao động tại 4 xã về chất lượng đào tạo nghề của các lớp đào tạo nghề, khả năng tiếp cận của người lao động về thông tin về các lớp đào tạo, khả năng tham gia của người lao động vào các lớp đào tạo nghề mà địa phương đang triển khai. Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo nghề của trung tâm và các cơ sở đào tạo nghề, đồng thời thu thập những kiến nghị của người lao động trong quá trình học tập và làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)