Yêu cầu đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Yêu cầu đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

2.1.4.1. Thực hiện đúng quy định

Hiện nay việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm được quy định bởi Luật dạy nghề và các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư, Quyết định…Việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, quyền lợi cho các tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Đồng thời việc thực hiện đúng quy định nhằm thực hiện quản lý một cách chặt chẽ, hợp lý hệ thống đào tạo nghề và giới thiệu việc làm của quốc gia cũng như của các địa phương.

2.1.4.2. Tăng cường những nhận thức, hiểu biết người được đào tạo nghề

Quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là quá trình truyền đạt những kiến thức, kỹ năng kỹ thuật mới về sản xuất các ngành nghề. Yêu cầu của quá trình này là cần phải tăng cường những nhận thức, hiểu biết cho người được đào tạo nghề để có thể áp dụng những kiến thức mới vào quá trình sản xuất sau khi đã được đào tạo nghề.

2.1.4.3. Giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông thôn

Quá trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phải giải quyết được việc làm bền vững cho lao động nông thôn. Muốn làm được điều này, trước hết việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình đào tạo nghề phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ lao động của các doanh nghiệp. Từ đó mới có thể giải quyết được việc làm bền vững cho lao động nông thôn.

2.1.4.4. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và tạo việc làm

Đào tạo nghề tạo ra năng lực thực hiện cho người học. Đào tạo để làm việc, người lao động có được năng lực thực hiện, cần phải có chỗ việc làm để thể hiện năng lực đó. Đào tạo nghề trở thành công cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động. Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo, người lao động muốn có việc làm, làm được việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra

yêu cầu cho đào tạo. Đào tạo là mô phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do đó có thể nói việc làm qui định nội dung đào tạo.

Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động trên thị trường lao động. Đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào… phải do cầu lao động trên thực tế quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 29)