Tác dụng của liên kết trong đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 94)

Liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp chúng ta sẽ có rất nhiều lợi ích, tận dụng đượctrang thiết bị sản xuất hiện đại của doanh nghiệp, người lao động lại được thực hành ngay trên dây chuyền sản xuất; sau khi học người học có tay nghề có thể được nhận ngay vào làm trong doanh nghiệp nếu có nhu cầu…

Ông K - Phòng hành chính trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang

4.1.2. Nội dung giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

4.1.2.1. Tổ chức giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Thực hiện đề án đào tạo nghề giai đoạn 2015 – 2020 của huyện Lạng Giang, trong đó chủ trương: “Chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn huyện tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên nông thôn sau khi được đào tạo nghề nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động sau đào tạo nghề, ổn định cuộc sống cho người dân, từ đó phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự, chính trị - xã hội trên địa bàn huyện”.

Thực hiện chủ trương đó, hiện nay trên địa bàn huyện Lạng giang có các tổ chức tham gia giới thiệu nghề cho lao động thành niên như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Trung tâm dạy nghề huyện. Trong đó trung tâm dạy nghề huyện là đơn vị sự nghiệp vừa tổ chức đào tạo nghề, vừa tham gia liên kết cùng các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức giới thiệu việc làm hoặc liên kết trong đào tạo nghề. Sơ đồ mạng lưới tổ chức việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang (Sơ đồ 4.2).

Qua sơ đồ ta có thể thấy đã có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Lạng Giang. Giới thiệu việc làm là vấn đề đã được huyện ủy Lạng Giang quan tâm đưa vào nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, đưa đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập, ổn định cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Mục tiêu đến năm 2020 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện lên 75% và lao động được giới thiệu việc làm sau khi đào tạo nghề lên 70%.

Sơ đồ 4.2. Tổ chức giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang

Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2015)

Huyện ủy Lạng Giang

Phòng NN&PTNT

UBND huyện Lạng Giang

Đoàn thanh niên Hội Nông dân

Phòng LĐTB - XH Hội phụ nữ Trạm KN, Các HTX Nông nghiệp Trung tâm dạy nghề huyện Phòng Công thương Các Doanh nghiệp

Bảng 4.17. Nguồn lực tài chính cho công tác giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang (2013 – 2015)

ĐVT: triệu đồng

STT Hoạt động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

NSTW NSĐP XHH NSTW NSĐP XHH NSTW NSĐP XHH

1 Tuyên truyền, tư vấn việc làm 25 25 0 25 25 0 25 25 0

2 Điều tra, khảo sát nhu cầu 30 20 0 40 30 0 40 30 0

3 Thí điểm mô hình đào tạo – GTVL 25 25 10 45 25 15 65 25 20

4

Tăng cường cơ sở vật chất,

trang thiết bị cho GTVL 500 250 50 500 400 50 700 500 100

5 Phát triển các chương trình GTVL 30 20 0 30 20 0 50 30 0

6 Phát triển nguồn nhân lực 50 20 10 60 30 20 100 50 20

7 Giám sát tình hình thực hiện 30 20 0 30 20 0 50 50 0

8 Tổng 690 380 70 730 550 85 1030 710 140

Nguồn: Phòng LĐTB – XH huyện Lạng Giang (2015)

4.1.2.2. Huy động nguồn lực giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm của huyện Lạng Giang bao gồm nguồn vốn từ NSTW, nguồn vốn từ NSĐP và nguồn vốn XHH . Qua bảng 4.17 ta thấy nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm của huyện Lạng Giang tăng lên qua các năm. Năm 2013 là 1,140 tỷ đồng, năm 2014 là 1, 365 tỷ đồng và năm 2015 là 1,880. Nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ các cấp ngành từ TW đến tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang đã quan tâm đến công tác giới thiệu việc làm trong những năm qua. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm còn rất thấp so với công tác đào tạo nghề (bảng 4.5). Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là hai mảng nối liền và bổ trợ lẫn nhau. Công tác giới thiệu việc làm chính là nhân tố thúc đẩy công tác đào tạo nghề. Nếu sau khi đào tạo nghề người lao động có được công việc ổn định và có nguồn thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống thì hiệu quả của công tác đào tạo nghề mới được coi trọng và đó cũng chính là lý do để người lao động nông thôn cần phải được đào tạo nghề một cách bài bản, đầy đủ và có khả năng đảm nhiệm được công việc sau khi được đào tạo. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm từ nguồn XHH cũng rất thấp. Năm 2013 nguồn xã hội hóa đầu tư cho giới thiệu việc làm là 70 triệu đồng chỉ chiếm hơn 6%, năm 2015 là 140 triệu đồng, chỉ chiếm 7,4%. Trong thời gian tới, huyện Lạng Giang cần tăng cường nguồn vốn cho công tác giới thiệu việc làm để tương xứng hơn nữa so với kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Kêu gọi huy động nguồn vốn đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn để làm tăng nguồn vốn xã hội hóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện trong thơi gian tới.

4.1.2.3. Liên kết, phối hợp giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Vấn đề liên kết, phối hợp giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang bao gồm các liên kết: liên kết giữa trung tâm dạy nghề huyện Lạng giang với các Doanh nghiệp. Liên kết giữa các doanh nghiệp tuyển dụng lao động xuất khẩu với chính quyền địa phương; Liên kết giữa Ngân hàng chính sách huyện Lạng Giang với các ban, hội… thông qua việc cho vay vốn để xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó là sự phối hợp giới thiệu việc làm giữa các phòng ban của UBND huyện Lạng Giang, sự phối hợp giữa các khối đoàn thể và các phòng ban của UBND huyện.

Qua sơ đồ 4.2 ta thấy vấn đề giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang đã được Huyện ủy quan tâm và chỉ đạo các khối

đoàn thể cấp huyện cũng như UBND huyện thực hiện. Trong quá trình thực hiện đã có sự phối hợp giữa các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Công thương về giới thiệu việc làm. Cụ thể, phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn quản lý các hợp tác xã, làng nghề. Lao động sau khi được dạy nghề tại các hợp tác xã, làng nghề sẽ được giới thiệu việc làm tại đây. Phòng Lao động -TBXH là phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về vấn đề đào tạo nghề cũng như giới thiệu việc làm. Phòng công thương quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã có cơ chế để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhận lao động của địa phương sau khi được đào tạo vào làm việc. Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự rõ ràng. Có thể thấy đã có sự liên kết giữa các phòng ban chuyên môn của huyện trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Tuy nhiên, việc liên kết giữa Hội phụ nữ huyện, hội Nông dân và Đoàn thanh niên của huyện với các phòng ban chức năng của UBND huyện là chưa thực sự chặt chẽ hay có thể nói là chưa có sự liên kết. Có chăng chỉ là thông báo để biết mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)