Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Dùng chương trình Excel 2003 MS kết hợp với máy tính casio.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả: để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; mô tả quá trình biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng; mô tả và so sánh các hiện tượng trên cơ sở phân tổ sẽ phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của công tác đào tạo nghề, và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, từ đó rút ra những kết luận, những nhận xét giúp cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra các giải pháp hữu hiệu phù hợp với thực tế của địa phương để có thể nâng cao được chất lượng lao động sau khi đào tạo.

* Phương pháp so sánh: là một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của các hoạt động đào tạo nghề đang diễn ra trên địa bàn huyện, so sánh từng năm, so sánh giữa kết quả đạt được với kế hoạch đề ra, so sánh giữa các nghề, các hình thức đào tạo,… từ đó tìm ra ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp, hiệu quả nhất và đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện .

* Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động ở nông thôn là vấn đề hết sức phức tạp. Do vậy để cho đề tài có tính chính xác cao và đi đúng hướng chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập các ý kiến của các chuyên gia trên các lĩnh vực có liên quan. Từ đó kết hợp với thực trạng nghiên cứu để đưa ra phương hướng và giải pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng, cơ cấu lao động - Giá trị, cơ cấu các ngành kinh tế

- Số lượng thanh niên nông thôn có nhu cầu học nghề - Tỷ lệ thanh niên nông thôn có việc làm

- Tỷ lệ thanh niên nông thôn thất nghiệp

- Trình độ học vấn, chuyên môn của thanh niên nông thôn

- Cơ cấu thanh niên nông thôn có việc làm theo các ngành kinh tế - Các ngành nghề đào tạo và giới thiệu việc làm

- Thời gian đào tạo nghề

- Kinh phí đào tạo nghề và giới thiệu việc làm - Thu nhập bình quân của một thanh niên nông thôn

- Tỷ lệ thanh niên nông thôn được tư vấn nghề - Tỷ lệ thanh niên nông thôn được dạy nghề

- Tỷ lệ thanh niên nông thôn được tạo việc làm - Số thanh niên nông thôn xuất khẩu lao động - Số thanh niên nông thôn được hỗ trợ vốn

- Số lượt thanh niên nông thôn tham gia tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)