Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

* Thuận lợi

- Huyện Lạng Giang có vị trí thuận lợi là nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn). Đặc biệt có hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại phát triển, bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lưu, liên kết với các huyện trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước, với nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

- Là huyện nằm trên trục Quốc lộ 1 và tiếp giáp với thành phố Bắc Giang nên cũng được hưởng các thành tựu văn hóa xã hội của thành phố.

- Thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, đất đai bằng phẳng.

- Có quy mô đất đai còn khá lớn, có và còn có các cơ hội sử dụng tài nguyên đất để làm nguồn nhân lực phát triển trên địa bàn huyện.

- Là huyện trung du nên cơ sở hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, kinh

tế đạt tốc độ tăng trưởng khá. Đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trên địa bàn huyện có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, một số doanh nghiệp Trung ương và địa phương...

- Nhân dân trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, có tinh thần khắc phục khó khăn, với các giá trị văn hoá, kinh tế có thể trở thành lực lượng vật chất quan trọng cho quá trình phát triển.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa là một trong những chương trình trọng tâm của huyện, đã hình thành một số vùng rau chế biến tập trung ở các xã Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn, Tân Hưng... phong trào sản xuất nấm ở các xã như: Tân Dĩnh, Tiên Lục, Nghĩa Hưng và một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, thuốc lá, đây là cây hàng hóa trồng tập trung ở một số xã như: Tân Hưng, Xương Lâm, Đại Lâm, Xuân Hương, Mỹ Thái.

* Khó khăn

- Huyện có ít nguồn tài nguyên, ngoài tài nguyên đất các loại tài nguyên thiên nhiên khác hầu như không có hoặc có không đáng kể.

- Kinh tế huyện Lạng Giang chưa có ngành nghề mũi nhọn; quy mô doanh nghiệp nhỏ; khoa học - công nghệ còn hạn chế; chất lượng và tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường còn thấp, số lượng, chủng loại hàng hóa chưa đa dạng; trình độ sản xuất của Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh còn thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

- Hầu hết các vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hình thành do tập quán canh tác ở các đơn vị, vai trò tích cực của nhà nước còn hạn chế. Đầu ra cho sản phẩm không ổn định, đay là yếu tố quyết định đến việc định hướng chỉ đạo và tổ chức sản xuất.

- Kết cấu hạ tầng đô thị đang trong quá trình xây dựng, một số mặt chưa đồng bộ, chưa tạo ra động lực mạnh để phát triển, không gian hiện tại của huyện còn bất cập so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đất sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và rủi ro.

- Chính sách của Nhà nước về công tác quản lý đất đai, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động, nhất là khu vực phát triển còn bất cập, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của huyện còn yếu, nhiều vấn đề bất cập.

- Thực hiện cải cách hành chính mới đạt kết quả ban đầu; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ.

- Hiện tại vấn đề ô nhiễm môi trường tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều song cũng đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)