Huyện đã đưa chương trình vận động, tuyên truyền xuất khẩu lao động vào chương trình họp hàng tháng của từng thôn. Thậm chí các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… còn đi gõ cửa từng nhà, tư vấn đến từng thôn…
Chị H, Phó Bí thư Đoàn thanh niên huyện Lạng Giang
4.1.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn nông thôn
4.1.3.1. Những mặt đạt được
Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lạng Giang đã được cấp cấp, các ngành quan tâm và đã có sự phối hợp giữa các đơn vị để tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.
Tổng số lao động qua đào tạo, bồi dưỡng của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015 tăng đều qua các năm. Tổng số lao động qua đào tạo năm 2013 của huyện Lạng Giang là 16.354 người. Năm 2015 tăng lên thành 18.011 người, tương ứng với tỷ lệ tăng bình quân là 104,94%. Số lao động được dạy nghề ngắn hạn cũng tăng từ 6.164 người năm 2013 lên thành 6.262 người năm 2015, tương ứng với mức tăng bình quân là 100,79%.Có thể nói, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành
nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và chất lượng đào tạo nghề của huyện Lạng Giang được tăng lên qua các năm.
Số lượng doanh nghiệp ở các khu và cụm công nghiệp trong huyện tham gia đào tạo nghề và giới thiệu cho lao động nông thôn tăng lên hàng năm. Năm 2013 có 37 doanh nghiệp đã tăng lên thành 40 doanh nghiệp năm 2015. Bao gồm các lĩnh vực: Cơ khí, dệt may, xây dựng, doanh nghiệp sản xuất hàng TTCN và doanh nghiệp sửa chữa… Cùng với việc tăng số lượng doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp cũ trong khu, cụm công nghiệp cũng tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra việc làm mới thu hút thêm người lao động, do vậy làm cho lao động trong khu, cụm công nghiệp từ năm 2013 đến năm 2015 cũng tăng lên hàng năm. Năm 2013 có 1.415/2050 lao động sau khi đào tạo tại các doanh nghiệp được giới thiệu việc làm (tương ứng 68,9 %), năm 2015 có 1548/2149 lao động được giới thiệu việc làm (tương ứng 72.03%). Tốc độ phát triển bình quân tương ứng là 104,59 %. Về giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động. Năm 2013 có tổng cộng 650 lao động đi xuất khẩu lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề là 300 người, chiếm tỷ lệ 46,15%. Đến năm 2015, số lao động đi xuất khẩu lao động là 630 người, trong đó số lao động đã được đào tạo nghề là 440 người, chiếm 69,8%. Như vậy, có thể thấy tuy số lượng lao động đi xuất khẩu lao động giảm xuống nhưng chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động đã được tăng lên.
4.1.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế
Công tác dạy nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu học nghề của người LĐNT. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề phù hợp với nhu cầu học của người lao động và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng hiện tại vẫn chưa mở lớp.
Hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề hiện nay được triển khai trên địa bàn huyện là chưa phù hợp và cần bổ sung thêm để phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn huyện và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các địa bàn xung quanh.
Chất lượng của lực lượng lao động mới ở mức trung bình, tức là mới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của cơ sở. Trong đó có 71,4% ý kiến cho rằng số
lao động làm việc tại cơ sở của họ có tay nghề chưa cao, và có 42,9% số ý kiến cho rằng lao động sau khi được đào tạo chưa linh hoạt áp dụng các kiến thức đã học vào công việc. Họ cho rằng không phải số lao động này có tay nghề kém mà là họ chưa thực sự cố gắng phát huy hết khả năng cũng như chuyên môn của mình.
Có thể thấy đã có sự liên kết giữa các phòng ban chuyên môn của huyện trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Tuy nhiên, việc liên kết giữa Hội phụ nữ huyện, hội Nông dân và Đoàn thanh niên của huyện với các phòng ban chức năng của UBND huyện là chưa thực sự chặt chẽ hay có thể nói là chưa có sự liên kết. Có chăng chỉ là thông báo để biết mà thôi.
Những mối liên kết được thiết lập giữa trung tâm dạy nghề với phía doanh nghiệp và liên kết giữa các cấp ngành với doanh nghiệp trong việc giới thiệu việc làm hiện nay hầu hết mang tính tự phát do nhu cầu của trung tâm và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Kinh tế nông thôn theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; đời sống nhân dân nhiều vùng nông thôn thay đổi, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao.Tuy nhiên, những thành tựu đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nền nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, lao động làm nông nghiệp chủ yếu làm nghề theo kinh nghiệm mà chưa được đào tạo nghề một cách bài bản.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển lĩnh vực đào tạo nghề. Thể hiện ở các Nghị quyết của Đại hội đảng khoá IX
và các Nghị Quyết trung ương, trong đó Nghị quyết số 26/NQTW khóa X. Thực hiện các Nghị quyết của đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản điều hành, trong đó Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” nhằm phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đồng thời từng bước chuyên môn hóa sản xuất và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi toàn quốc, trên nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó nội dung đào tạo nghề nông nghiệp do BộNN&PTNT chủ trì thực hiện với mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 3 triệu nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp. Trong quá trình triển khai Đề án 1956, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và đáp ứng những thay đổi do yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ/TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Quyết định 971 đã nhận diện rõ hơn về mục tiêu và đối tượng của đề án 1956, mặt khác QĐ 971/QĐ-TTg quy định tổ chức đào tạo nghề (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và đào tạo nghề phi nông nghiệp) phải gắn thực hành và nơi sản xuất. Đây cũng chính là yếu tố để đảm bảo tăng tính khả khi, giúp người lao động dễ tiếp cận hơn với việc làm.
Thực tế trong nhiều năm, huyện Lạng Giang đã thực hiện nhiều chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Giang nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm như: chính sách về đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn…Các chính sách đã tác động mạnh mẽ tới công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện tại Huyện chưa có các văn bản pháp quy nào được ban hành tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn. Cụ thể, mục tiêu và kết quả của các chính sách chưa đạt như mong muốn và chưa có tính lâu dài, ổn định. Chính sách ban hành chưa kịp thời và thủ tục còn rườm rà, việc ban hành chính sách với việc thực hiện chính sách với người lao động vẫn còn là khoảng cách xa, ban hành mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động, nguồn vốn để thực thi chính sách còn khó khăn, hạn chế…từ đó làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương.
4.2.2. Nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Nguồn kinh phí cho đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang trong thời gian vừa qua đã được quan tâm, quan tâm nhất vẫn là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề và tập trung hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề với tổng kinh phí dự kiến phân bổ cho hai hoạt động này lên tới 21.027 triệu đồng.(Bảng 4.5).Kinh phí đầu tư để phát triển chương trình giáo trình và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn rất hạn chế với tổng kinh phí đầu tư trong thời gian tới là 290 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Trong đó, nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 15.125 triệu đồng, là nguồn kinh phí chính và chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện, số còn lại được huy động từ ngân sách địa phương 4.700 triệu đồng và từ nguồn xã hội hóa 1.192 triệu đồng. Nguồn kinh phí từ NSNN giải ngân rất chậm đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.
Nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm của huyện Lạng Giang năm 2013 là 1,140 tỷ đồng, năm 2014 là 1, 365 tỷ đồng và năm 2015 là 1,880. Nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ các cấp ngành từ TW đến tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang đã quan tâm đến công tác giới thiệu việc. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm còn rất thấp so với công tác đào tạo nghề (bảng 4.17). Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là hai mảng nối liền và bổ trợ lẫn nhau. Công tác giới thiệu việc làm chính là nhân tố thúc đẩy công tác đào tạo nghề. Nếu sau khi đào tạo nghề người lao động có được công việc ổn định và có nguồn thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống thì hiệu quả của công tác đào tạo nghề mới được coi trọng và đó cũng chính là lý do để người lao động nông thôn cần phải được đào tạo nghề một cách bài bản, đầy đủ và có khả năng đảm nhiệm được công việc sau khi được đào tạo. Chính vì vậy, lượng vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm cần phải được tăng lên tương xứng với lượng vốn đào tạo nghề để hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đạt hiệu quả như mong muốn.
4.2.3. Trình độ cán bộ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Trình độ cán bộ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Để công tác đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm đạt hiệu quả cao. Người lao động sau khi được đào tạo có tay nghề vững, nắm chắc các kiến thức được đào tạo cũng như áp dụng hiệu quả vào thực tế công việc, ý thức chấp hành kỷ luật cao, sau khi ra trường có việc làm ổn định thì đội ngũ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phải giỏi chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao. Các giáo viên dạy nghề phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, tâm huyết với nghề. Qua bảng 4.6 ta thấy số lượng cán bộ và giáo viên của trung tâm dạy nghề huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Mặc dù để khắc phục những khó khăn đó, trung tâm đã liên hệ với các giáo viên trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, cũng như hợp đồng với các nghệ nhân, kỹ sư của Trạm khuyến nông huyện nhưng điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
Bên cạnh việc thiếu về số lượng giáo viên dạy nghề thì chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề nông nghiệp. Ở nhiều cơ sở đào tạo nghề đã phải nhờ thỉnh giảng từ các trường khác sang hoặc có yêu cầu giáo viên dạy những môn học không đúng chuyên môn đào tạo của mình nên thường xuyên dẫn đến hiện tượng quá tải trong giảng dạy đối với giáo viên, làm cho nhiều cán bộ giáo viên dạy nghề dù rất muốn được tham gia học chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng lại không có thời gian để đi học.
Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên. Đồng thời đội ngũ giáo viên có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả.
Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Trong giai đoạn trước đây, vai trò của các cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo không được đánh giá cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực dạy nghề đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người thực sự có trình độ. Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo…
Về công tác giới thiệu việc làm, phòng LĐ TB – XH huyện Lạng Giang là phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện trong lĩnh vực đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm nhưng hiện tại chưa có chuyên viên riêng để phụ trách mảng này mà chỉ hoạt động kiêm nhiệm. Điều này gây khó khăn trong hoạt động tham mưu, chỉ đạo công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.
Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền xã và thôn xóm. Tuy nhiên, hiện nay trình độ cán bộ xã, đặc biệt là cán bộ các hội phụ nữ, hội nông dân…còn hạn chế, ý thức trong công việc của một số bộ phận cán bộ còn kém, chưa thực sự tâm