Tình hình đầu tư tài chính cho đào tạo nghề huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 68 - 84)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Hoạt động Nguồn hỗ trợ Tổng số

NSTW NSĐP XHH

1 Tuyên truyền, tư vấn học nghề 30 30 0 60 2 Điều tra, khảo sát nhu cầu 80 30 0 110 3 Thí điểm mô hình dạy nghề 75 30 12 117 4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 7.100 2.300 550 9.950 5 Phát triển chương trình, giáo trình 40 20 0 60 6 Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý 160 30 30 230 7 Hỗ trợ lao động nông thôn học 7.600 2.200 600 10.400 8 Giám sát tình hình thực hiện 40 60 0 100

Tổng 15.125 4.700 1.192 21.027

Qua bảng 4.5 ta thấy được trong thời gian tới huyện quan tâm nhất vẫn là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề và tập trung hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề với tổng kinh phí dự kiến phân bổ cho hai hoạt động này lên tới 21.027 triệu đồng. Trong đó, nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 15.125 triệu đồng, là nguồn kinh phí chính và chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện, số còn lại được huy động từ ngân sách địa phương 4.700 triệu đồng và từ nguồn xã hội hóa 1.192 triệu đồng.

Kinh phí đầu tư để phát triển chương trình giáo trình và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn rất hạn chế với tổng kinh phí đầu tư trong thời gian tới là 290 triệu đồng.

Hộp 4.1. Nguồn kinh phí đào tạo nghề thời gian qua

Nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách Nhà nước vì vậy mà thời gian rót vốn về để thực hiện rất chậm. Cụ thể là từ đầu năm 2013 đến nay trung tâm chưa mở được thêm lớp học nào do chưa có kinh phí từ trên về. Còn khu phòng học cho học viên đang xây dựng, theo tiến độ là phải hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2014 nhưng đến nay vẫn đang phải đợi kinh phí mà chưa hoàn thành được. Việc phân bổ nguồn kinh phí cho đào tạo nghề trên địa bàn huyện theo đề án đề ra còn chưa hợp lý trong việc, lượng phân bổ để đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên và phát triển chương trình giáo trình học còn rất thấp và cần phải tăng cường hơn trong thời gian tới vì đây là những nhân tố rất quan trọng trong đào nghề.

Ông H - Giám đốc trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang

b) Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên dạy nghề ngoài các yêu cầu đủ về trình độ sư phạm và chuyên môn cao còn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Việc đảm bảo được chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho người lao động dễ tìm được việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề.

Bảng 4.6. Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang năm 2016

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ, giáo viên Số giáo viên Trình độ Đại học trở lên Cao đẳng Trung cấp Có nghiệp vụ sư phạm 12 5 5 0 0 5 100 41,6 100 0 0 100

Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang (2015)

Số lượng giáo viên trên của trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang là giáo viên cơ hữu của trung tâm. Có thể thấy được đối với số giáo viên như hiện tại thì trung tâm dạy nghề chưa thể đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn đó, trong những năm qua khi mở các lớp dạy nghề trung tâm đã liên hệ với các giáo viên có trình độ trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy theo hợp đồng ngắn hạn để phục vụ công tác đào tạo nghề của trung tâm khi có lớp được mở. Bên cạnh đó hằng năm trung tâm dạy nghề tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người thợ giỏi trên địa bàn huyện tham gia lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm để bổ sung vào lượng giáo viên tham gia đào tạo nghề tại cộng đồng.

Hộp 4.2. Tình hình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các nghệ nhân, thợ giỏi

Trung thâm thường xuyên giới thiệu các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Trong năm 2015, trung tâm dạy nghề đã giới thiệu cho 6 nghệ nhân, thợ giỏi dưới cơ sở tham gia học, và phấn đấu trong năm nay đưa từ 6 đến 8 nghệ nhân, thợ giỏi nữa tham gia vào lớp bồi dưỡng này.

Ông S - Phòng hành chính trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang

Với lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy tại cộng đồng, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và các lớp đào tạo nghề tại doanh nghiệp số

lượng giáo viên sẽ căn cứ vào số lớp học để thuê. Các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi ký hợp đồng với kỹ sư nông nghiệp của Sở Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, kết hợp với cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông, và các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tiến hành đứng lớp giảng dạy. Các ngành nghề may, thêu ren ngoài các giáo viên của trung tâm dạy nghề ra thì tiến hành ký hợp đồng có thời hạn với các giáo viên có trình độ trung cấp nghề trở lên hoặc với các nghệ nhân, người có tay nghề cao tại các làng nghề tham gia giảng dạy đảm bảo được số lượng giáo viên tham gia giảng dạy các lớp học tại cộng đồng trên địa bàn huyện. Với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiến hành đào tạo nghề trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp chủ động giáo viên để đứng lớp của doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ của trung tâm dạy nghề huyện.

c) Đội ngũ cán bộ quản lý

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ điều hành trong công tác đào tạo nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hiện nay tại phòng LĐTB và XH huyện chưa có cán bộ chuyên trách về công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn huyện mà chỉ giao cho cán bộ kiêm nhiệm kết hợp với cán bộ quản lý về đào tạo nghề tại Phòng công thương và các phòng ban khác để tiến hành xử lý các việc liên quan đến công tác đào tạo nghề. Đối với đội ngũ cán bộ chính sách ở các xã, thị trấn làm tổng hợp tất cả các nhiệm vụ của một cán bộ lao động cho nên việc kiểm soát về đào tạo nghề cho người lao động còn hạn chế. Tại trung tâm dạy nghề huyện hiện nay có 4 cán bộ quản lý trong đó có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 2 nhân viên phòng hành chính chịu trách nhiệm duy trì và phát triển trung tâm cũng như phát triển công tác đào tạo nghề.

Ta có thể thấy, đội ngũ cán bộ quản lý về đào tạo nghề trên địa bàn huyện vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, hiện nay phòng LĐ TB và XH huyện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về mảng đào tạo nghề, đây là một thiếu sót cần sớm được bổ sung. Số lượng cán bộ tại trung tâm dạy nghề cũng chưa thể đáp ứng được trong công tác quản lý đào tạo người người lao động trên địa bàn huyện. Nhất là trong thời gian tới trung tâm dạy nghề tiến hành đào tạo các ngành nghề mới.

4.1.1.4. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Công tác tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang được mô phỏng qua sơ đồ 4.1. UBND huyện Lạng Giang là đơn vị quản lý nhà nước cấp huyện thực hiện đề án 1956, chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện công tác đào tạo nghề, cụ thể là các phòng: Phòng lao động thương binh – xã hội; phòng NN&PTNT. Phòng Lao động thương binh xã hội trực tiếp quản lý Trung tâm dạy nghề huyện và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Phòng Nông nghiệp và PTNT trực tiếp chỉ đạo trạm Khuyến nông huyện thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động thông qua tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, trao đổi kinh nghiệp, dạy nghề…

Sơ đồ 4.1. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang

UBND huyện Lạng Giang (2015)

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động – giới thiệu việc làm. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, giới thiệu việc làm; dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

UBND huyện Lạng Giang

Phòng NN&PTNT Các DN tham gia đào tạo nghề Phòng LĐ - TBXH Trạm Khuyến nông TT Dạy nghề huyện

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, giới thiệu việc làm.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, giới thiệu việc làm.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức đào tạo nghề đã được phân công cụ thể, rõ ràng và đã có cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện về các vấn đề lao động, việc làm là phòng Lao động – TBXH huyện.

4.1.1.5. Thực hiện các nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Xây dựng chương trình đào tạo nghề

Căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hiện nay trên địa bàn huyện Lạng Giang đang tiến hành triển khai một số loại hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang (2013 – 2015)

STT Hình thức Cơ sở đào tạo Đối tượng được

học nghề

Thời gian học

nghề Địa điểm Nguồn kinh phí

1 Dạy nghề ngắn hạn Trung tâm dạy nghề

huyện Lao động có nhu cầu 1 đến 4 tháng

trung tâm hoặc tại DN

Theo QĐ 1956 của Chính phủ

2 Dạy nghề tại DN và

làng nghề

Cơ sở đào tạo của DN, làng nghề, nhà văn hóa

Lao động của DN, lao động của làng nghề,lao động có nhu cầu

1 đến 3 tháng Tại DN, Tại

làng nghề

Hỗ trợ của DN, quỹ Khuyến công tỉnh, huyện xã

3 Bồi dưỡng tập huấn Trung tâm khuyến

nông, khuyến ngư

Đại trà cho bộ phận nông dân

1 vài ngày đến vài tuần

Tại địa bàn sản

xuất Ngân sách nhà nước

Nguồn: Phòng LĐ - TB và XH huyện Lạng Giang (2015)

Đào tạo nghề ngắn hạn: hiện nay hình thức đào tạo này phổ biến ở các ngành nghề đào tạo của trung tâm dạy nghề, tại các doanh nghiệp và các lớp học tập tại cộng đồng của địa phương. Thời gian đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hình thức này hiện được nhiều lao động lựa chọn vì ngoài thời gian linh hoạt, có thể từ vài ngày đến một vài tháng tùy theo ngành nghề đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động. Bên cạnh đó hình thức này còn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường lao động, cũng như nhu cầu có việc làm và thu nhập của người học nghề. Tuy nhiên, đối với bộ phận LĐNT cần được phân rõ đối tượng để hình thức dạy nghề phù hợp với nguyện vọng học nghề và độ tuổi lao động. Triển khai nhân rộng hình thức này nhằm khai thác tối đa năng lực và chức năng hoạt động của cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu đa số đối tượng trên địa bàn huyện. Với việc phân rõ đối tượng và độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.

Đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề: trên địa bàn huyện Lạng Giang thì

đây là một hình thức mới được triển khai từ cuối năm 2009 đến nay do trung tâm dạy nghề mới có quyết định thành lập và đi vào hoạt động, người học được học tập trung tại trung tâm dạy nghề, người học sẽ được học lý thuyết và thực hành theo chương trình học do Bộ giáo dục quy định đối với từng ngành nghề. Tuy nhiên do điều kiện về cơ sở vật chất và số lượng giáo viên của trung tâm còn hạn chế nên số lượng học viên được đào tạo tại trung tâm chưa đáp ứng hết được nhu cầu của người học.

Đào tạo nghề tại Doanh nghiệp: Đây là hình thức đang được triển khai

khá phổ biến trên địa bàn huyện và hình thức này rất hấp dẫn người học. Lao động khi tham gia học được hỗ trợ kinh phí, sau khi học có thể được nhận vào làm ở các cơ sở sản xuất nếu kết quả học đạt yêu cầu.Đây cũng là hình thức đào tạo phù hợp với đối tượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh. Với hình thức học nghề tại các DN trên địa bàn phù hợp với đối tượng LĐNT muốn gắn bó với gắn bó với địa phương. Bên cạnh đó khi việc đào tạo nghề tại các cơ sở này sẽ tranh thủ được cơ sở vật chất dạy nghề còn thiếu, hơn nữa người học được làm việc trực tiếp với sản phẩm, dây chuyền sản xuất của các cơ sở trong điều kiện sản xuất thực tế.

Đào tạo tại các lớp học tại cộng đồng: Hình thức này phù hợp với đại bộ

nhân rộng hình thức này trên địa bàn huyện. Cần thay đổi những nội dung phù hợp với điều kiện và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp: nội dung là phổ biến kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cây, con giống, các kiến thức về kinh tế, sử dụng phân bón, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

b) Nội dung đào tạo nghề

Lựa chọn ngành nghề đào tạo thật sự rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nếu lựa chọn ngành nghề đào tạo một cách ồ ạt không những làm tốn kém tiền của của Nhà nước, của người học nghề mà còn làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của họ hạn chế. Không những thế, ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến tình trạng người lao động được đào tạo ra nhưng lại không tìm được việc làm. Qua tìm hiểu trên địa bàn huyện Lạng Giang thì số lượng ngành nghề đào tạo trên địa bàn được thể hiện trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn huyện Lạng Giang

Cơ sở đào tạo Ngành nghề đào tạo Số lớp/năm

2013 2014 2015

1. Trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 68 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)