Tăng cường sự liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 119)

thông tin hiện có, xây dựng mới một số hình thức tuyên truyền để thông tin rộng rãi đến đông đảo nhân dân; tổng hợp kết quả, kinh nghiệm chia sẻ cho các ban ngành và khối đoàn thể.

4.3.5. Tăng cường sự liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn làm cho lao động nông thôn

Lao động học nghề, trung tâm dạy nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo (3 chủ thể) cần chủ động liên kết với nhau cùng tháo gỡ bài toán thiếu hụt nhân lực trình độ cao. Cả ba chủ thể trên cần tìm đường đi của mình thật đúng đắn và hiệu quả; cần gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình đào tạo nâng cao tay nghề người lao động. Không nên “mạnh ai nấy làm” mà cần chung tay giải quyết những tồn tại yếu kém trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Mỗi chủ thể cần nhìn nhận khách quan, tìm ra những mặt tồn tại, yếu kém của mình. Đối với trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác không nên dạy nghề theo phong trào, người lao động học nghề cần xác định rõ nhu cầu học, doanh nghiệp sử dụng lao động cần phải có kế hoạch xây dựng và tuyển dụng hợp lý. Nói chung, cả ba chủ thể này cần nắm bắt thông tin thị trường lao động, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu lao động giữa các ngành nghề để tổ chức đào tạo cho phù hợp. Sự thiếu thông tin và thiếu hợp tác với các doanh nghiệp dẫn đến đào tạo tràn lan, ít quan tâm đến sản phẩm đào tạo ra sử dụng thế nào. Doanh nghiệp không thể chạy theo các trường trong quá trình đào tạo nghề nhưng nếu chủ động hơn trong cách làm, quan hệ, thực sự xem giải quyết việc làm cho người học là hoạt động

chính bên cạnh mảng đào tạo thì sẽ tháo gỡ được khó khăn. Tuy nhiên, việc này không thể tách rời trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội và với chính mình. Trong chính sách phát triển nhân lực, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi trọng việc hợp tác trong đào tạo nguồn lao động.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề cần liên kết chặt chẽ và toàn diện với các doanh nghiệp. Các hoạt động liên kết có thể tóm tắt như trong bảng sau:

Bảng 4.20. Liên kết giữa trung tâm dạy nghề, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ Hoạt động của cơ sở

đào tạo

Nội dung liên kết

Hoạt động của doanh nghiệp

Tổ chức tuyển sinh theo qui

định Tuyển sinh

Tuyển mới hoặc gửi công nhân đến cơ sở đào tạo nghề tham gia khóa học

Tổ chức hội nghị, chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình

Cử đại diện tham gia góp ý, sửa đổi mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu thực tiễn của sản xuất

Bố trí giáo viên của trường Nhân sự Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thực tập sản xuất

Quản lý toàn bộ quá trình đào tạo, chỉ đạo giám sát thực tập

tại xưởng của doanh nghiệp Tổ chức , quản lý

Tham gia phối hợp giám sát đào tạo tại trường, tổ chức quản lý thực tập sản xuất tại xưởng của doanh nghiệp

Ngân sách và các khoản thu

hợp lệ Tài chính

Đóng góp bằng khấu hao thiết bị, nhà xưởng, tiền công dạy thực tập sản xuất hoặc tiền mặt Toàn bộ cơ sở vật chất, trang

thiết bị của cơ sở

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Nhà xưởng và các dây chuyền sản xuất hiện có

Tổ chức chỉ đạo toàn bộ các kỳ

thi Đánh nghiệp giá tốt Phối hợp tổ chức thi thực hành tại xưởng của DN Tìm kiếm thị trường việc làm,

cung cấp thông tin, giới thiệu các địa chỉ tin cậy cho học viên tốt nghiệp

Việc làm Tiếp nhận một số học viên tốt nghiệp (theo nhu cầu của DN)

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về nâng cao

chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, khẳng định vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước. Thực tiễn hoạt động đào tạo nghề ở một số quốc gia trong khu vực và một số địa phương trong cả nước đã minh chứng cho điều đó. Sự thành công trong công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và mỗi địa phương. Ở Việt Nam, công tác đào tạo nghề cho người lao động đặc biệt là lực lượng lao động nông thôn đã có những chuyển biến rõ nét và thu được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, nhất là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956 về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020” thì sự quan tâm của các cấp, các ngành đến công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề càng được quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa.

Thứ hai, đề tài đã phân tích thực trạng và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến

công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang trong thời gian vừa qua. Về công tác đào tạo nghề, các hình thức đào tạo trên địa bàn huyện thời gian vừa qua là đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề tại doanh nghiệp và đào tạo nghề tại cộng đồng. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển biến tâm lý về nghề nghiệp của người dân và lao động nên số lượng và chất lượng đào tạo nghề của huyện Lạng Giang được tăng lên qua các năm. Tổng số lao động qua đào tạo năm 2013 của huyện Lạng Giang là 16.354 người. Năm 2015 tăng lên thành 18.011 người, tương ứng với tỷ lệ tăng bình quân là 104,94%. Công tác dạy nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu học nghề của người LĐNT. Hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề hiện nay chưa phù hợp và thời gian đào tạo nghề là chưa hợp lý.

Về công tác giới thiệu việc làm, hiện nay công tác giới thiệu việc làm đã được các cấp chính quyền của huyện Lạng Giang quan tâm, chỉ đạo triển khai.

Tuy nhiên, việc liên kết trong giới thiệu việc làm vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng doanh nghiệp tham gia giới thiệu việc làm tăng lên qua các năm.Từ 37 doanh nghiệp năm 2013 tăng lên thành 40 doanh nghiệp năm 2015. Năm 2013 có 1.415/2050 lao động sau khi đào tạo tại các doanh nghiệp được giới thiệu việc làm (tương ứng 68,9 %), năm 2015 có 1548/2149 lao động được giới thiệu việc làm (tương ứng 72.03%). Tốc độ phát triển bình quân tương ứng là 104,59 %. Về giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động, năm 2013 có tổng cộng 650 lao động đi xuất khẩu lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo nghề là 300 người, chiếm tỷ lệ 46,15%. Đến năm 2015, số lao động đi xuất khẩu lao động là 630 người, trong đó số lao động đã được đào tạo nghề là 440 người, chiếm 69,8%.

Thứ ba, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác

đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Cụ thể:

1) Hoàn thiện cơ cấu, chính sách, quy định về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

2) Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

3)Tăng cường huy động nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

4)Tăng cường nâng cao trình độ, nhận thức của đối tượng tham gia.

5) Tăng cường sự liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Với Nhà nước 5.2.1. Với Nhà nước

Đề nghị Chính phủ, Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động về lĩnh vực dạy nghề và giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật để thuận lợi cho địa phương trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó cần tiếp tục cấp vốn theo chương trình mục tiêu hàng năm để tăng cường hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

5.2.2. Với chính quyền địa phương huyện Lạng Giang

UBND huyện tiếp tục quan tâm đầu tư thay đổi chương trình, nội dung đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Cần bổ sung thêm vốn ngân

sách của huyện để tăng cường trang thiết bị dạy nghề và tăng cường công tác giới thiệu việc làm. Tạo điều kiện cho trung tâm dạy nghề huyện cũng như các cơ sở dạy nghề khác mở rộng quy mô và phát triển hình thức, ngành nghề đào tạo. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

5.2.3. Với cơ sở đào tạo nghề

Tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô và hình thức dạy nghề, xây dựng chương trình dạy nghề cho người lao động phù hợp với môđun của Bộ giáo dục quy định và tình hình thực tế học nghề của người lao động. Liên kết với các cơ sở đào tạo nghề và các DN để thực hiện đào tạo các ngành nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường từ đó tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008). Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương bảy, khoá X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007). Việt Nam - WTO, những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Bùi Minh Anh (2009). Tạo đột phá trong đào tạo, phổ cập nghề cho lao động nông thôn. 4. Cao Văn Sâm (2006). Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tạp chí

LĐ&XH. Số 281. Năm 2006.

5. Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang (2013 – 2015). Niên giám thống kê các năm: 2013, 2014, 2015 huyện Lạng Giang.

6. Chính phủ (2009). Công văn số 56/TB-VPCP ngày 20/2/2009 về việc Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại buổi họp bàn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

7. Chính phủ (2009). Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ”V/v Phê duyệt Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020”. 8. Đàm Hữu Đắc (2016). Đào Tạo Nghề Theo Nhu Cầu Của Doanh Nghiệp - Thực

Trạng Và Giải Pháp” truy cập ngày 24/1/2016 tại: http://www.hvct.edu.vn/dao-tao- nghe-theo-nhu-cau-cua-doanh-nghiep-thuc-trang-va-giai-

phap.aspx?tabid=466&a=582&pid=23

9. Đặng Kim Sơn (2008). Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp.

10.Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, hôm nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Hoàng Diệu Tuyết (2007). Nông dân nước ta với hành trang hội nhập WTO, Tạp chí Cộng sản - chuyên đề cơ sở, số 6 (6 - 2007), trang 25.

12.Hoàng Văn Phai (2011). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay: Vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3.

13.Học viện Chính trị - Hành chính KV I (2008). Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong việc thực hiện các cam kết của WTO, Bắc Ninh (11/2008).

14.Nguyễn An Ninh (2008). Về xu hướng công nhân hoá ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

15.Nguyễn Hữu Ngoan (2007). Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản - chuyên đề cơ sở, số 6 (6 - 2007), trang 28.

16.Nguyễn Tiến Dũng (2015). Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế, truy cập ngày 24/8/2015 tại http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/ newsid/53124/seo/dao-tao-nghe-cho-nong-dan-trong-thoi-ky-hoi-nhap-quoc-te- /language/vi-VN/Default.aspx

17.Quốc hội Khoá XI (2006). Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006. 18.Tô Huy Rứa (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam -

một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản, số 794, (12 - 2008), trang 25. 19.Thái Phúc Thành (2009). Khó khăn và thách thức đối với lao dộng và việc làm ở

nông thôn- một số giải pháp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

20.Trần Dung Thanh (2009). Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chú ý đặc thù vùng, miền.

21.UBND huyện Lạng Giang (2013 – 2015). Báo cáo điều tra dân số huyện Lạng Giang năm 2013, 2014, 2015.

22.UBND huyện Lạng Giang (2015). Báo cáo thống kê phòng Lao động – TB&XH huyện Lạng Giang năm 2015.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dùng cho hộ, người lao động nông thôn)

Phiếu số:……….

Người thực hiện: Hoàng Văn Nghĩa Địa chỉ: Học viện nông nghiệp Việt Nam Ngày điều tra:……….

Xin ông (bà) vui lòng tham gia giúp đỡ chúng tôi trả lời các câu hỏi sau đây. Các thông tin trong bảng hỏi chỉ sử dụng vào mục đích của việc nghiên cứu đề tài, không sử dụng vào mục đích khác. Cách trả lời: Xin Ông (bà) đánh dấu (X) vào ô ( ) tương ứng với các câu hỏi có phương án trả lời phù hợp với ý kiến của ông (bà). Đối với câu hỏi chưa có câu trả lời, xin ông (bà) viết vào dòng để trống (…) Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)! I. Những thông tin chung về hộ 1.1. Họvà tên:……… 1.2. Địa chỉ:………. 1.3. Giới tính:……….. 1.4. Tuổi:……….. 1.5. Trình độvăn hóa:……… Cấp 1 [ ] Cấp 2 [ ] Cấp 3 [ ] 1.6. Nghề nghiệp chính của hộ: [ ] Trồng trọt:……… [ ] Chăn nuôi:……… [ ] Nuôi trồng thuỷ sản:……….

[ ] Tiểu thủ công nghiệp:………..

II. Chương trình đào tạo và thực hiện đào tạo và giới thiệu việc làm

2.1. Xin ông/bà cho biết có được cung cấp thông tin về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm không?

Có [ ] Không [ ] Nếu có, các thông tin đó được ông (bà) biết từ nguồn nào?

[ ] Các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, truyền hình...) [ ] Do cán bộ địa phương tuyên truyền, giới thiệu

[ ] Khác:……… 2.2. Xin ông/bà cho biết ý kiến về hoạt động tuyên truyền hiện nay?

- Hình tức tuyên truyền:

[ ] Rất đa dạng [ ] Đa dạng [ ] Chưa đa dạng

- Nội dung tuyên truyền:

[ ] Rất đa dạng [ ] Đa dạng [ ] Chưa đa dạng - Mức độ tuyên truyền: [ ] Rất thường xuyên [ ] Thường xuyên [ ] Không thường xuyên

2.3. Xin ông/bà cho biết lý do lựa chọn tham gia học nghề? [ ] Do được tư vấn trước khi học nghề

[ ] Do tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng [ ] Xuất phát từ nhu cầu của bản thân

[ ] Do gia đình yêu cầu học nghề [ ] Do bạn bè giới thiệu

2.4. Ông (bà) đã được tham gia học nghề cho nông dân chưa? [ ] Đã học

2.5. Nếu đã được học thì học về nội dung gì?

Nghề nông nghiệp:……… Nghề công nghiệp:……… 2.6. Thời gian học:………ngày/khoá

2.7. Theo ông (bà), các khoá học nghề có thực sự cần thiết và phù hợp với thực tế của địa phương không?

[ ] Có Tại sao? Vì:

……… [ ] Không Tại sao? Vì:

……… 2.8. Mức độ tham gia của ông (bà) vào các lớp đào tạo nghề do địa phương tổ

chức như thế nào?

[ ] Thường xuyên Tại sao? Vì:

……… [ ] Thi thoảng Tại sao? Vì:

……… 2.9. Ông (bà) tham gia vào các khoá đào tạo nghề nào do địa phương tổ chức?

[ ] Ngắn hạn Thời gian:…ngày/khoá học [ ] Trung hạn Thời gian:…ngày/khoá học [ ] Dài hạn Thời gian:…ngày/khoá học [ ] Khác Thời gian:…ngày/khoá học 2.10. Hình thức ông (bà) học?

[ ] Tập trung [ ] Không tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)