Trình độ cán bộ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

4.2.3. Trình độ cán bộ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Trình độ cán bộ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Để công tác đào tạo

nghề và giới thiệu việc làm đạt hiệu quả cao. Người lao động sau khi được đào tạo có tay nghề vững, nắm chắc các kiến thức được đào tạo cũng như áp dụng hiệu quả vào thực tế công việc, ý thức chấp hành kỷ luật cao, sau khi ra trường có việc làm ổn định thì đội ngũ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phải giỏi chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao. Các giáo viên dạy nghề phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, tâm huyết với nghề. Qua bảng 4.6 ta thấy số lượng cán bộ và giáo viên của trung tâm dạy nghề huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Mặc dù để khắc phục những khó khăn đó, trung tâm đã liên hệ với các giáo viên trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, cũng như hợp đồng với các nghệ nhân, kỹ sư của Trạm khuyến nông huyện nhưng điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

Bên cạnh việc thiếu về số lượng giáo viên dạy nghề thì chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề nông nghiệp. Ở nhiều cơ sở đào tạo nghề đã phải nhờ thỉnh giảng từ các trường khác sang hoặc có yêu cầu giáo viên dạy những môn học không đúng chuyên môn đào tạo của mình nên thường xuyên dẫn đến hiện tượng quá tải trong giảng dạy đối với giáo viên, làm cho nhiều cán bộ giáo viên dạy nghề dù rất muốn được tham gia học chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng lại không có thời gian để đi học.

Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên. Đồng thời đội ngũ giáo viên có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả.

Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Trong giai đoạn trước đây, vai trò của các cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo không được đánh giá cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực dạy nghề đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người thực sự có trình độ. Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo…

Về công tác giới thiệu việc làm, phòng LĐ TB – XH huyện Lạng Giang là phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện trong lĩnh vực đào tạo

nghề và giới thiệu việc làm nhưng hiện tại chưa có chuyên viên riêng để phụ trách mảng này mà chỉ hoạt động kiêm nhiệm. Điều này gây khó khăn trong hoạt động tham mưu, chỉ đạo công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.

Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cần có sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền xã và thôn xóm. Tuy nhiên, hiện nay trình độ cán bộ xã, đặc biệt là cán bộ các hội phụ nữ, hội nông dân…còn hạn chế, ý thức trong công việc của một số bộ phận cán bộ còn kém, chưa thực sự tâm huyết với công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để tuyên truyền,vận động, thu hút người lao động nông thôn tham gia. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong thời gian qua. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường nâng cao cả số lượng lẫn chất lượng cán bộ làm công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện để từ đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng khiến cho chất lượng LĐNT bị đánh giá thấp đi đó là nội dung đào tạo nghề chưa phù hợp với công việc họ đang làm, điều này gây tâm lý chán nản đến một bộ phận lao động đang làm việc tại các cơ sở SXKD này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)