Đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho lao động huyện đến 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 68)

STT Ngành nghề đào tạo Cơ sở đào tạo Số lượng

học viên Trình độ đào tạo

Ngắn hạn

1 May công nghiệp1 Trung tâm dạy nghề, Doanh nghiệp 1.450 Sơ cấp nghề

2 Thêu ren Trung tâm dạy nghề, tại DN, tại cộng đồng 1.950 Sơ cấp nghề

3 Mây giang đan Trung tâm dạy nghề, doanh nghiệp 1.700 Sơ cấp nghề

4 Điện dân dụng Trung tâm dạy nghề 500 Sơ cấp nghề

5 Tin học, ngoại ngữ, định hướng XKLĐ Trung tâm dạy nghề 1.975 Sơ cấp nghề

6 Nghề hàn Trung tâm dạy nghề 280 Sơ cấp nghề

7 Sửa chữa xe máy Trung tâm dạy nghề 250 Sơ cấp nghề

8 Mộc dân dụng Trung tâm dạy nghề, địa bàn sản xuất 250 Sơ cấp nghề

9 Các nghề khác TT dạy nghề, tại DN, tại cộng đồng 650 Sơ cấp nghề

Dài hạn

1 Điện dân dụng Trung tâm dạy nghề 230 Trung cấp nghề

2 Nghề hàn Trung tâm dạy nghề 220 Trung cấp nghề

Nguồn: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang (2015)

LĐNT hiện nay của huyện Lạng Giang chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động trên địa bàn huyện, đồng thời với nhu cầu phát triển kinh tế huyện nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang quy hoạch xây dựng khu công nghiệp khiến cho lực lượng lao động bị mất đất sản xuất gây ra tình trạng thiếu việc làm, do đó hướng dạy nghề của UBND huyện đề ra là cần chú trọng đào tạo nghề cho LĐNT để rút bớt lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang các ngành kinh tế khác, đồng thời cần đào tạo một số nghề mới để phát triển thêm hình thức sản xuất nghề trên đại bàn huyện.

Phát triển các hình thức dạy nghề là một biện pháp nhằm tăng quy mô đào tạo nghề cho LĐNT và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT. Huyện đã đưa ra kế hoạch để nhân rộng các mô hình tiên tiến về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện. Trước hết là cần phát triển và nhân rộng các hình thức dạy nghề đã thực hiện tốt trên địa bàn huyện trong thời gian qua và tiếp tục mở thêm các hình thức dạy nghề mà huyện chưa triển khai để phục vụ cho nhu cầu học nghề của người lao động trong huyện. Đồng thời khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong qúa trình dạy nghề cho người lao động để nâng cao được chất lượng các khóa đào tạo nghề.

4.1.1.3. Huy động nguồn lực phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tình hình đầu tư tài chính cho phát triển đào tạo nghề trên địa bàn huyện Lạng Giang được thể hiện trong bảng 4.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)