Việc làm của người lao động sau khi học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 86)

Đơn vị tính: % STT Chỉ tiêu Bình quân Xã Tân Dĩnh Xã Tân Thịnh Xã Xương Lâm Xã Thái Đào 1 Học xong có việc làm ngay 58,08 46,5 65,2 70,1 50,5 2 Học xong tự tạo việc làm 13,95 10,4 15,9 15,8 13,7 3 Học xong đi làm trái nghề 15,4 30,6 15,5 5,9 9,6 4 Chờ việc, chưa có việc làm 12,58 12,5 3,4 8,2 26,2

Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra lao động nông thôn huyện Lạng Giang, tình Bắc Giang (2015)

Qua khảo sát ý kiến của người lao động tại 4 xã về tình trạng tìm kiếm việc làm sau khi học xong của người lao động ta thấy tỷ lệ học xong có việc làm chiếm 71,3% trong đó tỷ lệ học xong có việc làm ngay chiếm 61% và 10,3% tự tạo được việc làm; còn lại là làm trái nghề hoặc chưa có việc làm. (Bảng 4.14).

Tỷ lệ người lao động sau khi học xong có việc làm ở Xương Lâm cao nhất trong 4 xã lên tới 70,1% là do xã Xương Lâm là xã có làng đa nghề với các ngành nghề như mộc, khảm trai, thêu ren, mây giang đan…cho nên người học sau khi học xong có thể làm việc ngay tại nơi đã tham gia học. Tỷ lệ lao động sau khi học xong phải đi làm trái nghề hoặc chưa kiếm được việc làm ở Tân Dĩnh chiếm tới 43,1 % số lao động điều tra tại xã này nguyên nhân do xã Tân Dĩnh là xã thuần nông lại có ít các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, và người học nghề chủ yếu là học nghề thêu ren sau khi học xong tiến hành làm việc nhưng thu nhập thấp nên người học không muốn làm nghề đó dẫn đến tình trạng người lao động làm trái nghề hoặc không làm nghề mà đi tìm một công việc khác cho thu nhập cao hơn. Nhìn chung, tỷ lệ lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm phụ thuộc nhiều vào nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại địa phương.

Đào tạo nghề có tác dụng rất lớn cho người lao động sau khi được đào tạo. Do đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến của người lao động trên địa bàn huyện Lạng Giang để đánh giá về tác dụng của công tác đào tạo nghề đối với người lao động. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.15.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)