Thống kê diện tích đất đai của huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 24.125,15 100

1. Diện tích đất nông nghiệp 15.874,74 65,80 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.624,28 85,82 - Đất trồng cây hàng năm 10.665,69 78,28

- Đất trồng cây lâu năm 2.958,59 21,72

1.2 Đất lâm nghiệp 1.556,84 9,80

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 659,93 4,16

1.4 Đất nông nghiệp khác 33,69 0,21

2. Diện tích đất phi nông nghiệp 8.048,88 33,40

2.1 Đất ở 4.031,47 50,09

2.2 Đất chuyên dùng 3.104,07 38,56

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 33,00 0,41 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 181,88 2,26 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 690,06 8,57

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 8,4 0,11

3. Diện tích đất chưa sử dụng 201,53 0,84

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 159,62 79,20

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 41,91 20,80 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạng Giang (2015)

Nhóm đất thung lũng: Có diện tích không đáng kể (chiếm khoảng 0,3% diện tích tự nhiên), phân bố ở khu vực phía Tây Nam xã Tân Hưng, đặc tính tương tự như đất phù sa úng nước mưa mùa hè nhưng chua hơn (pHKCL< 4,5), thành phần cơ giới không đồng nhất, lẫn nhiều sỏi sạn và đá vụn.

Nhóm đất xám bạc màu: Bao gồm 2 đơn vị đất là đất xám trên phù sa cổ (X) và đất bạc màu trên phù sa cổ (B). Đặc điểm chung của các loại đất này là có phản

ứng chua (pHKCL< 4,5 - 5), lân dễ tiêu từ nghèo đến rất nghèo (0,03 - 0,05% và < 8mg/100g đất), kali tổng số và dễ tiêu khá (0,09 - 0,12% và 15 - 18mg/100g đất). Nhóm đất xám bạc màu tập trung nhiều ở các xã Tân Dĩnh, Thái Đào, Đào Mỹ, Nghĩa Hoà, Quang Thịnh, Yên Mỹ, Tân Hưng.

Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm có 4 đơn vị đất và chiếm khoảng 43% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, phiến thạch sét. Các đơn vị đất chính gồm: Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fn); đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs); đất vàng nhạt trên cát và dăm cuội kết (Fq); đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl).

Nhìn chung đất đai của huyện rất phong phú với nhiều chủng loại và kiểu địa hình khác nhau, có điều kiện để phát triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

Nguồn nước của huyện chủ yếu từ hệ thống thuỷ nông Cầu Sơn, một phần từ nước ngầm và các ngòi. Nguồn nước ngầm phong phú, tầng nước nông, chất lượng nước tốt, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, đây là nguồn nước chủ yếu để sinh hoạt và tưới cho cây ăn quả.

Nguồn nước tưới cho đồng ruộng chủ yếu được lấy từ đập Cấm Sơn, do Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi Lạng Giang quản lý và điều tiết, đảm bảo trên 90% nước tưới toàn huyện; phần diện tích còn lại được tưới bởi nước lấy từ các sông, hồ như: Sông Thương, hồ Hố Cao, hồ Đá Đen, hồ Lầy, hồ Đồng Khuôn,...

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2013- 2015 tốc độ phát triển các ngành kinh tế chủ yếu bình quân của huyện Lạng Giang đạt 15,87%; trong đó: Ngành nông lâm thủy sản tăng 6,34%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 21,23% và ngành thương mại tịch vụ tăng 21,07%. Số liệu Bảng 3.2 cho thấy tổng giá trị các ngành kinh tế chủ yếu tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2013: 4.413,9 tỷ đồng; năm 2014 là 4.750,7 tỷ đồng; năm 2015: 5.385,7 tỷ đồng.

34

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 Tổng GTSX các ngành kinh tế (Giá hiện hành) 4.413,9 100 4.750,7 100 5.385,7 100 107,6 113,4 1. Ngành nông nghiệp 1.589 36 1.639 34,5 1.658,8 30,8 103,1 101,2 - Ngành trồng trọt 762,7 48 778,5 47,5 782,9 47,2 102,1 100,6 - Ngành chăn nuôi 826,3 52 860,5 52,5 875,9 52,8 104,1 101,8 Ngành Công nghiệp- TTCN và xây dựng 1.434,5 32,5 1.601 33,7 1.885,0 35,0 111,6 117,7 3. Ngành thương mại- dịch vụ 1.390,4 31,5 1.510,7 31,8 1.841,9 34,2 108,7 121,9

Nguồn: Báo cáo Kinh tế- xã hội của UBND huyện Lạng Giang (2013-2015)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm dần qua các năm: Năm 2013: 36%; năm 2014 là 34,5%; năm 2015: 30,8%. Tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các năm: Năm 2013: 32,5%; năm 2014: 33,7% và năm 2015 là 35%. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ cũng có xu hướng tăng dần: Năm 2013: 31,5%; năm 2014: 31,8% và năm 2015 là 34,2%.

3.1.2.2. Tình hình biến động dân số và lao động

a) Dân số

Năm 2015, toàn huyện có khoảng 191.887 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 897,2 người/km2. Trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng dân số tương đối ổn định ở mức 1,0%/năm. Những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ sinh của huyện có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2013 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,19 %o và năm 2015 mức giảm tỷ lệ sinh là 0,21%.

Về chất lượng dân số: Những năm gần đây do thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân nên chất lượng dân số của huyện không ngừng được nâng cao. Lạng Giang có 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 100%. Riêng bậc học mầm non đã thực hiện tốt phổ cập mẫu giáo 05 tuổi. Các đơn vị làm tốt công tác phổ cập tiêu biểu như các xã: Tân Thịnh, Tân Dĩnh, Yên Mỹ, Tân Hưng và thị trấn Vôi.

b) Lao động, việc làm

Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm; năm 2013, tổng số người trong độ tuổi lao động là 117.663 người (chiếm khoảng 62% dân số), năm 2014 là 119.425 người (chiếm khoảng 62,3%), năm 2015 là 119.876 người (chiếm khoảng 62,8% dân số). UBND huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng tương đối cao và tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng là 59,4%; năm 2014 là 60% và năm 2015 là 60,7%. Trong tổng số lao động nêu trên thì phần lớn lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, cụ thể số lao động làm trong ngành nông nghiệp năm 2013 là 82.599 người, chiếm 70,2%; năm 2014 là 83.081 người, chiếm 69,6%; năm 2015 là 81.995 người, chiếm 68,4%. Còn lại là lao động trong ngành phi nông nghiệp, với các ngành nghề chủ yếu như: May công nghiệp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gò hàn,…

36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)