Nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

4.2.2. Nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Nguồn kinh phí cho đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang trong thời gian vừa qua đã được quan tâm, quan tâm nhất vẫn là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề và tập trung hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề với tổng kinh phí dự kiến phân bổ cho hai hoạt động này lên tới 21.027 triệu đồng.(Bảng 4.5).Kinh phí đầu tư để phát triển chương trình giáo trình và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý còn rất hạn chế với tổng kinh phí đầu tư trong thời gian tới là 290 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Trong đó, nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 15.125 triệu đồng, là nguồn kinh phí chính và chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện, số còn lại được huy động từ ngân sách địa phương 4.700 triệu đồng và từ nguồn xã hội hóa 1.192 triệu đồng. Nguồn kinh phí từ NSNN giải ngân rất chậm đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

Nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm của huyện Lạng Giang năm 2013 là 1,140 tỷ đồng, năm 2014 là 1, 365 tỷ đồng và năm 2015 là 1,880. Nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ các cấp ngành từ TW đến tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang đã quan tâm đến công tác giới thiệu việc. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm còn rất thấp so với công tác đào tạo nghề (bảng 4.17). Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là hai mảng nối liền và bổ trợ lẫn nhau. Công tác giới thiệu việc làm chính là nhân tố thúc đẩy công tác đào tạo nghề. Nếu sau khi đào tạo nghề người lao động có được công việc ổn định và có nguồn thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống thì hiệu quả của công tác đào tạo nghề mới được coi trọng và đó cũng chính là lý do để người lao động nông thôn cần phải được đào tạo nghề một cách bài bản, đầy đủ và có khả năng đảm nhiệm được công việc sau khi được đào tạo. Chính vì vậy, lượng vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm cần phải được tăng lên tương xứng với lượng vốn đào tạo nghề để hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)