Nhận thức hiểu biết của lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 105 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

4.2.4. Nhận thức hiểu biết của lao động nông thôn

Người lao động vẫn mang nặng tính chất lao động nông nghiệp, khả năng tiếp thu của họ chậm và nhận thức về nghề nghiệp của họ còn rất hạn chế, do đó ý thức kỷ luật về nghề nghiệp còn yếu. Họ có mong muốn tìm được một công việc để tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn nhưng họ lại không hiểu rõ giá trị nghề nghiệp mà mình đang làm, nên họ vẫn có tư tưởng coi thường nghề mà mình đã lựa chọn, dẫn đến tình trạng họ là việc không hăng say, ý thức chấp hành các nội quy, quy định của công ty kém.

Người lao động nông thôn là trung tâm của quá trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, chính vì vậy nhận thức hiểu biết của lao động nông thôn ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số đơn vị SXKD được hỏi thì có 02 cơ sở cho rằng chất lượng lao động đã qua đào tạo đang làm việc ở mức độ tốt, chiếm 16,7%. Trong tổng số cơ sở được điều tra có 58,3% các cơ sở cho rằng chất lượng của lực lượng lao động mới ở mức trung bình, tức là mới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của cơ sở. Trong đó có 71,4% ý kiến cho rằng số lao động làm việc tại cơ sở của họ

có tay nghề chưa cao, và có 42,9% số ý kiến cho rằng lao động sau khi được đào tạo chưa linh hoạt áp dụng các kiến thức đã học vào công việc. Một số cơ sở khác cho rằng chất lượng lao động chưa cao một phần là do ý thức của người lao động, họ chưa thực sự coi trọng nghề nghiệp của mình và chưa thực sự muốn gắn bó với công việc mà họ đang làm dẫn đến tình trang một bộ phận nhỏ lao động không tuân thủ đầy đủ các nội quy của công ty.

Có 03 cơ sở trong tổng số 12 cơ sở điều tra cho rằng chất lượng lao động đang làm việc tại các cơ sở có chất lượng kém, chiếm 25%. Theo các nhà quản lý nguyên nhân đó là số lao động này vẫn mang nặng tính chất lao động nông nghiệp, khả năng tiếp thu của họ chậm và nhận thức về nghề nghiệp của họ còn rất hạn chế, do đó ý thức kỷ luật về nghề nghiệp còn yếu. Họ có mong muốn tìm được một công việc để tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn nhưng họ lại không hiểu rõ giá trị nghề nghiệp mà mình đang làm, nên họ vẫn có tư tưởng coi thường nghề mà mình đã lựa chọn, dẫn đến tình trạng họ là việc không hăng say, ý thức chấp hành các nội quy, quy định của công ty kém. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT huyện Lạng Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)