Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
4.1.2. Nội dung giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
4.1.2.1. Tổ chức giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
Thực hiện đề án đào tạo nghề giai đoạn 2015 – 2020 của huyện Lạng Giang, trong đó chủ trương: “Chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trên địa bàn huyện tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên nông thôn sau khi được đào tạo nghề nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động sau đào tạo nghề, ổn định cuộc sống cho người dân, từ đó phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự, chính trị - xã hội trên địa bàn huyện”.
Thực hiện chủ trương đó, hiện nay trên địa bàn huyện Lạng giang có các tổ chức tham gia giới thiệu nghề cho lao động thành niên như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Trung tâm dạy nghề huyện. Trong đó trung tâm dạy nghề huyện là đơn vị sự nghiệp vừa tổ chức đào tạo nghề, vừa tham gia liên kết cùng các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức giới thiệu việc làm hoặc liên kết trong đào tạo nghề. Sơ đồ mạng lưới tổ chức việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang (Sơ đồ 4.2).
Qua sơ đồ ta có thể thấy đã có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Lạng Giang. Giới thiệu việc làm là vấn đề đã được huyện ủy Lạng Giang quan tâm đưa vào nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, đưa đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập, ổn định cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Mục tiêu đến năm 2020 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của huyện lên 75% và lao động được giới thiệu việc làm sau khi đào tạo nghề lên 70%.
Sơ đồ 4.2. Tổ chức giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang
Nguồn: UBND huyện Lạng Giang (2015)
Huyện ủy Lạng Giang
Phòng NN&PTNT
UBND huyện Lạng Giang
Đoàn thanh niên Hội Nông dân
Phòng LĐTB - XH Hội phụ nữ Trạm KN, Các HTX Nông nghiệp Trung tâm dạy nghề huyện Phòng Công thương Các Doanh nghiệp
Bảng 4.17. Nguồn lực tài chính cho công tác giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang (2013 – 2015)
ĐVT: triệu đồng
STT Hoạt động Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
NSTW NSĐP XHH NSTW NSĐP XHH NSTW NSĐP XHH
1 Tuyên truyền, tư vấn việc làm 25 25 0 25 25 0 25 25 0
2 Điều tra, khảo sát nhu cầu 30 20 0 40 30 0 40 30 0
3 Thí điểm mô hình đào tạo – GTVL 25 25 10 45 25 15 65 25 20
4
Tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho GTVL 500 250 50 500 400 50 700 500 100
5 Phát triển các chương trình GTVL 30 20 0 30 20 0 50 30 0
6 Phát triển nguồn nhân lực 50 20 10 60 30 20 100 50 20
7 Giám sát tình hình thực hiện 30 20 0 30 20 0 50 50 0
8 Tổng 690 380 70 730 550 85 1030 710 140
Nguồn: Phòng LĐTB – XH huyện Lạng Giang (2015)
4.1.2.2. Huy động nguồn lực giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
Nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm của huyện Lạng Giang bao gồm nguồn vốn từ NSTW, nguồn vốn từ NSĐP và nguồn vốn XHH . Qua bảng 4.17 ta thấy nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm của huyện Lạng Giang tăng lên qua các năm. Năm 2013 là 1,140 tỷ đồng, năm 2014 là 1, 365 tỷ đồng và năm 2015 là 1,880. Nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ các cấp ngành từ TW đến tỉnh Bắc Giang và huyện Lạng Giang đã quan tâm đến công tác giới thiệu việc làm trong những năm qua. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm còn rất thấp so với công tác đào tạo nghề (bảng 4.5). Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là hai mảng nối liền và bổ trợ lẫn nhau. Công tác giới thiệu việc làm chính là nhân tố thúc đẩy công tác đào tạo nghề. Nếu sau khi đào tạo nghề người lao động có được công việc ổn định và có nguồn thu nhập đủ để đảm bảo cuộc sống thì hiệu quả của công tác đào tạo nghề mới được coi trọng và đó cũng chính là lý do để người lao động nông thôn cần phải được đào tạo nghề một cách bài bản, đầy đủ và có khả năng đảm nhiệm được công việc sau khi được đào tạo. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm từ nguồn XHH cũng rất thấp. Năm 2013 nguồn xã hội hóa đầu tư cho giới thiệu việc làm là 70 triệu đồng chỉ chiếm hơn 6%, năm 2015 là 140 triệu đồng, chỉ chiếm 7,4%. Trong thời gian tới, huyện Lạng Giang cần tăng cường nguồn vốn cho công tác giới thiệu việc làm để tương xứng hơn nữa so với kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Kêu gọi huy động nguồn vốn đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn để làm tăng nguồn vốn xã hội hóa nhằm nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện trong thơi gian tới.
4.1.2.3. Liên kết, phối hợp giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
Vấn đề liên kết, phối hợp giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang bao gồm các liên kết: liên kết giữa trung tâm dạy nghề huyện Lạng giang với các Doanh nghiệp. Liên kết giữa các doanh nghiệp tuyển dụng lao động xuất khẩu với chính quyền địa phương; Liên kết giữa Ngân hàng chính sách huyện Lạng Giang với các ban, hội… thông qua việc cho vay vốn để xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó là sự phối hợp giới thiệu việc làm giữa các phòng ban của UBND huyện Lạng Giang, sự phối hợp giữa các khối đoàn thể và các phòng ban của UBND huyện.
Qua sơ đồ 4.2 ta thấy vấn đề giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang đã được Huyện ủy quan tâm và chỉ đạo các khối
đoàn thể cấp huyện cũng như UBND huyện thực hiện. Trong quá trình thực hiện đã có sự phối hợp giữa các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Lao động thương binh và xã hội, phòng Công thương về giới thiệu việc làm. Cụ thể, phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn quản lý các hợp tác xã, làng nghề. Lao động sau khi được dạy nghề tại các hợp tác xã, làng nghề sẽ được giới thiệu việc làm tại đây. Phòng Lao động -TBXH là phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về vấn đề đào tạo nghề cũng như giới thiệu việc làm. Phòng công thương quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã có cơ chế để các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhận lao động của địa phương sau khi được đào tạo vào làm việc. Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự rõ ràng. Có thể thấy đã có sự liên kết giữa các phòng ban chuyên môn của huyện trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Tuy nhiên, việc liên kết giữa Hội phụ nữ huyện, hội Nông dân và Đoàn thanh niên của huyện với các phòng ban chức năng của UBND huyện là chưa thực sự chặt chẽ hay có thể nói là chưa có sự liên kết. Có chăng chỉ là thông báo để biết mà thôi.
Hộp 4.5. Ý kiến về liên kết giới thiệu việc làm
Bên huyện Đoàn cũng có tổ chức ngày hội việc làm cho lao động trên địa bàn huyện. Chúng tôi chỉ được mời tham dự chứ không được tham gia ý kiến chỉ đạo và cũng không được thông qua chương trình để phối hợp thực hiện. Kết quả sau đó cũng được báo về cho phòng…
Ông C, Phó phòng LĐ – TBXH huyện Lạng Giang
Việc liên kết giới thiệu việc làm cho người lao động giữa trung tâm dạy nghề huyện và các doanh nghiệp thông qua việc trung tâm liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho người lao động. Sau khi đào tạo xong, người lao động có cơ hội được giới thiệu việc làm ngay tại các doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề với trung tâm dạy nghề của huyện. Tuy nhiên, những mối liên kết được thiết lập giữa trung tâm dạy nghề với phía doanh nghiệp hiện nay hầu hết mang tính tự phát do nhu cầu của trung tâm và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Hiện tại Huyện chưa có các văn bản pháp quy nào được ban hành tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.
Việc phối hợp giữa chính quyền cấp xã và ngân hàng chính sách xã hội huyện về việc cho vay vốn để đi xuất khẩu lao động cũng đã được quan tâm.
Tuy nhiên, chương trình cho vay vốn để đi xuất khẩu lao động xóa đói giảm nghèo là chương trình tín dụng ưu đãi theo Đề án 1956. Việc xét duyệt hồ sơ đôi lúc còn nhiều thủ tục gây khó khăn cho người lao động.
4.1.2.4. Kết quả giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
a) Kết quả giới thiệu việc làm cho các khu, cụm công nghiệp
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Quyết định của UBND tỉnh về việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, xây dựng chính sách cởi mở, thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.
Huyện Lạng Giang đã tiến hành xây dựng cụm công nghiệp Đại Lâm với diện tích 50 ha tại xã Đại Lâm và khu công nghiệp Dĩnh Kế. Đây là các cụm công nghiệp sản xuất đa ngành nghề gồm: sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến hoa quả thực phẩm, cơ khí, xây dựng, chế tạo máy, công nghiệp phụ trợ…Các cụm công nghiệp này thời gian qua đã tham gia vào quá trình đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang ngay tại doanh nghiệp và đạt kết quả tương đối khả quan. Mặc dù thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước cũng như của tỉnh Bắc Giang, nhiều doanh nghiệp thờ ơ với việc đào tạo nghề cho lao động. Mối quan hệ giữa dạy nghề và doanh nghiệp trên thực tế rất lỏng lẻo. Theo nhận định của Bộ LĐTB – XH , một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Luật Dạy nghề hiện hành chỉ quy định doanh nghiệp thực hiện các hoạt động này với tư cách là quyền của doanh nghiệp nên thực tế không ít doanh nghiệp từ chối không thực hiện mà cơ quan nhà nước không thể áp dụng chế tài xử lý. Tuy nhiên thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Lạng Giang đã có sự tham gia liên kết trong đào tạo nghề và giới thiệu việc làm giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương.
Qua bảng 4.18 ta thấy, số lượng doanh nghiệp ở các khu và cụm công nghiệp trong huyện tham gia đào tạo nghề và giới thiệu cho lao động nông thôn tăng lên hàng năm. Năm 2013 có 37 doanh nghiệp đã tăng lên thành 40 doanh nghiệp năm 2015. Bao gồm các lĩnh vực: Cơ khí, dệt may, xây dựng, doanh nghiệp sản xuất hàng TTCN và doanh nghiệp sửa chữa… Cùng với việc tăng số lượng doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp cũ trong khu, cụm công nghiệp cũng tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra việc làm mới thu hút thêm người lao động, do vậy làm cho lao động trong khu, cụm công nghiệp từ năm 2013 đến năm 2015 cũng tăng lên hàng năm.
Bảng 4.18. Kết quả giới thiệu việc làm cho lao động sau khi được đào tạo nghề tại các khu công nghiệp huyện Lạng Giang (2013 – 2015)
TT Doanh nghiệp
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ
PTBQ (%) Số DN LĐ được ĐTN LĐ được GTVL Số DN LĐ được ĐTN LĐ được GTVL Số DN LĐ được ĐTN LĐ được GTVL 1 Doanh nghiệp cơ khí 10 320 230 10 330 220 10 350 253 104,88 2 Doanh nghiệp dệt may 1 550 430 1 510 410 1 600 500 107,83 3 Doanh nghiệp XD cơ bản 12 350 285 13 350 310 14 380 290 100,87 4 Doanh nghiệp sản xuất hàng TTCN 6 380 200 6 389 230 5 390 195 98,74
5 Doanh nghiệp sửa
chữa 8 450 270 8 460 280 10 429 310 107,15
6 Tổng cộng 37 2050 1.415 38 2039 1.450 40 2149 1548 104,59
Nguồn: Phòng LĐ – TBXH huyện Lạng Giang (2015)
Năm 2013 có 1.415/2050 lao động sau khi đào tạo tại các doanh nghiệp được giới thiệu việc làm (tương ứng 68,9 %), năm 2015 có 1548/2149 lao động được giới thiệu việc làm (tương ứng 72.03%). Tốc độ phát triển bình quân tương ứng là 104,59 %.
Trong số các doanh nghiệp tham gia giới thiệu việc làm thì số lượng doanh nghiệp xây dựng tham gia vào giới thiệu việc làm là nhiều nhất (12 DN). Bên cạnh đó, đáng chú ý là chỉ có duy nhất 01 doanh nghiệp dệt may tham gia vào quá trình giới thiệu việc làm cho người lao động là xí nghiệp may Lạng giang, thuộc công ty cổ phần may Bắc Giang. Sau khi Cổ phần hóa, Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Công ty mở rộng thêm cơ sở sản xuất số 3 – Xí nghiệp may Lạng Giang tại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang. Tính tới thời điểm hiện tại, Công Ty May có 3 cơ sở tại: Bắc Giang, Lục Nam, Lạng Giang với tổng 10 xí nghiệp, hơn 10.000 lao động, năng lực sản xuất đạt trên 900.000 sản phẩm/tháng. Với quy mô không ngừng mở rộng, Công ty cổ phần May Bắc Giang liên tục đạt được những doanh số và thành tựu lớn. Trong đó đáng kể là việc liên kết giới thiệu việc làm, tạo việc làm cho hơn 1000 lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian vừa qua.
b) Kết quả xuất khẩu lao động
Cùng với các doanh nghiệp ở ngoài huyện, ngoài tỉnh các phòng ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, chính quyền các cấp trong huyện cũng tham gia giới thiệu, tạo việc làm cho người lao động thông qua việc xuất khẩu lao động. Ở Lạng Giang, những gia đình khó khăn tham gia xuất khẩu lao động được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/người với những gia đình thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, mức 400.000 đồng/người với những gia đình thuộc hộ nghèo. Những gia đình không thuộc 2 diện này sẽ được hỗ trợ 300.000 đồng/người. Chỉ cần xã lập danh sách theo dõi chi tiết gửi lên huyện, huyện sẽ chuyển tiền về xã và các gia đình lên trụ sở Uỷ ban xã để nhận tiền.
Hộp 4.6. Ý kiến về xuất khẩu lao động…
“Chúng tôi nhận thấy xuất khẩu lao động giải quyết rất tốt tình trạng thiếu việc làm cho người dân và góp phần quan trọng vào chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện”,
Bảng 4.19. Kết quả giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015
ĐVT: người
TT Tổ chức
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ
PTBQ (%) LĐ đi XKLĐ LĐ đã qua đào tạo nghề LĐ đi XKLĐ LĐ đã qua đào tạo nghề LĐ đi XKLĐ LĐ đã qua đào tạo nghề
1 Đoàn thanh niên 250 90 230 100 200 120 115,47
2 Hội Nông dân 130 60 100 80 120 100 129,10
3 Hội phụ nữ 120 80 130 80 130 110 117,26
4 Phòng LĐ – TBXH 70 50 80 50 80 60 109,54
5 Khác 80 20 60 40 100 50 158,11
6 Tổng cộng 650 300 600 350 630 440 121,11
Nguồn: Phòng LĐ – TBXH huyện Lạng Giang (2015)
Qua bảng 4.19 ta thấy, các tổ chức chính trị, khối đoàn thể của huyện đã