Thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 59)

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

4.1.1.1.Thực trạng xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo nghề

Ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiđã có công văn số 664/LĐTBXH-TCDN

ngày 09 tháng 03 năm 2010 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề

án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sở Lao động –

Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang đã có công văn hướng dẫn số

190/LĐTBXH – HD hướng dẫn các huyện, thành phố “điều tra, khảo sát nhu cầu

học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động

nông thôn của các huyện, thành phố đến năm 2020.” Trên cơ sở nhu cầu học

nghề của lao động nông thôn, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của các huyện, thành phố. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt. Quyết định phê duyệt số 585/ QĐ – UBND ngày 19/6/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Thực hiện kế hoạch đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh Bắc Giang, huyện Lạng Giang hàng năm đều xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

a. Mục đích

- Đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn để có kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhu cầu chuyển đổi nghề sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, cùng với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Tạo việc làm, thu nhập ổn định, đạt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong chương trình phát triển KT-XH, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

b. Yêu cầu

Chỉ đạo và phối hợp các cơ quan liên quan làm tốt công tác tuyên truyền tới cơ sở về nội dung, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Trung tâm Dạy nghề điều tra, khảo sát người lao đông trong độ tuổi có nhu cầu tham gia học nghề hoặc chưa qua đào tạo nghề để thực hiện công tác tuyển sinh và tổ chức mới lớp đào tạo nghề đạt hiệu quả.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ về chủ trương đào tạo nghề, thu hút đầu tư, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn trên dịa bàn huyện huyện.

c. Các nhóm giải pháp thực hiện

- Công tác tuyên truyền vận động

Đề nghị UBMTTQ chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhân dân phối hợp tăng cường công tác tuyên truyên các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chủ trương của huyện góp phần nâng cao nhận thức đến các nghành, các cấp và các tầng lớp nhân dân về công tác đào tạo nghề, việc làm, thu nhập, ổn định đời sống; Chú trọng những nghề người lao động có thế chuyển đổi phù hợp với thị trường hiện nay, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát huy vai trò các tố chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học và các tổ chức xã hội khác trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo nghề thông qua và lồng ghép các hội nghị và phương tiện thông tin đại chúng.

- Các nguồn lực

Đa dạng và thu hút các nguồn lực đào tạo cho nguời lao động cùng với việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/2009/QDTTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 585 /QĐ-UBND ngày 19/6/2011 của UBND tỉnh Bắc Giang.

d. Đối với Trung tâm dạy nghề và và các đơn vị tham gia đào tạo nghề

Trung tâm dạy nghề huyện và các doanh nghiệp chủ động phối hợp tuyên truyền, tư vấn tuyển chọn về đào tạo nghề và việc làm cho người lao động để thu hút người lao động chủ động tham gia học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng hiện đại hóa, linh hoạt nhằm nâng

cao kỹ năng, năng lực thực hành, năng lực tự tạo việc làm, thích ứng với yêu cầu chuyển đổi của công nghệ và sản xuất, tổ chức đào tạo nghề tạo thuận lợi cho người học.

Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề; Chương trình môn học chi tiết, hoàn thiện cơ bản giáo trình các môn học phù hợp với điều kiện thức tế trên địa bàn huyện và nhu cầu của thị trường lao động, khả năng tiếp thu của người học nghề.

e. Đối với các phòng ban thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn

Phòng Lao động - TB&XH phối hợp với các xã, thị trấn rà soát thống kê những lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề hoặc chuyển đổi nghề, xây dựng chỉ tiêu dạy nghề năm 2016 sát với yêu cầu thực tế.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. UBND các xã, thị trấn phối hợp với các ban ngành liên quan nghiêm túc thực hiện nội dung kế hoạch đề ra.

f. Tổ chức thực hiện

1. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện

- Là cơ quan thường trực, giúp UBND huyện thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện; Phối hợp Tài chính - Kế hoạch, Nông nghiệp và PTNT tổng hợp nhu cầu kinh phí trình UBND huyện phê duyệt; Phối hợp với các ban ngành có liên quan tuyên truyền những chủ chương chính sách của Đề án 1956 đến đông đảo người lao động.

- Chủ trì và phối hợp với trung tâm Dạy nghề huyện đăng ký xây dựng kế hoạch chi tiết danh mục đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Ký hợp đồng đào tạo, thực hiện hỗ trợ cho từng nghề theo quy định mức quy định; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn đối với các cơ sở đào tạo và dạy nghề theo quy định của nhà nước; định kỳ báo cáo UBND huyện, Sở Lao động - Thương binh &Xã hội theo quy định.

2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội xác định nghành nghề đào tạo lao động nông thôn phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

động trong nông nghiệp nông thôn; xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy các nghề chăn nuôi, trồng trọt trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu về dạy nghề do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện theo các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

- Phối hợp với đài truyền thanh - truyền hình huyện cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến từng xã thị trấn.

- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra, giám sát tính hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn nông dân.

3. Phòng Giáo dục và đào tạo

Tăng cường công tác chỉ đạo các trường Trung học cơ sở tư vấn phân luồng hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh cuối cấp thông qua các hoạt động hướng nghiệp cho các học sinh không có điều kiện học tiếp để tham gia học nghề cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện và ngoài huyện.

4. Phòng Tài chính - kế hoạch

Chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ, đề xuất bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích; phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.

5. Đài truyền thanh - Truyền hình huyện

Đài truyền thanh - Truyền hình huyện phối hớp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và chỉ đạo đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền kế hoạch, chủ trương đào tạo nghề để nhân dân biết, tiếp cận và đăng ký cho con em mình có cơ hội học nghề, tạo việc làm ổn định.

6. Trung tâm Dạy nghề huyện Lạng Giang

- Bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động nông thôn. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề.

- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề, môn học chi tiết, giáo trình các môn học phù hợp với diều kiện thực tế của huyện

- Tiếp tục tư vấn và tổ chức đào tạo nghề thiết thực gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở, doanh nghiệp và nhu cầu học nghề của người lao động.

7. Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân huyện

Chủ trì chỉ đạo phối hợp với các ngành thành viên để phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức đến các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân về vai trò của công tác đào tạo nghề đối với lao động nông thôn và việc làm. Chú trọng đến những nghề người lao động có thể chuyển đổi phù hợp với thị trường hiện nay, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

8. UBND các xã, thị trấn

UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm thống kê số lượng lao động có nhu cầu học nghề (từng loại nghề cụ thể), tổ chức thực hiện tuyên truyền, thông báo chủ trương kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động nông thôn 2016 để người lao động nông thôn tiếp tục đăng ký tham gia đào tạo nghề và tuyển dụng lao động.

4.1.1.2. Quy hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn

Bảng 4.1. Dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang đến năm 2020

ĐVT : Người TT Chỉ tiêu Số lượng 1 Dạy nghề dưới 3 tháng 35.000 2 Sơ cấp nghề 20.000 3 Trung cấp nghề 15.000 4 Cao đẳng nghề 5.000 5 Đối tượng 1 21.000 6 Đối tượng 2 18.000 7 Đối tượng 3 36.000

Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang ngày càng tăng. Qua khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện năm 2015. Trong tổng số 15.000 hộ được điều tra, có 11.250 lao động có nhu cầu học nghề trong năm 2015.Cụ thể nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo trình độ và nhóm đối tượng đối tượng quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg thể hiện tại bảng 4.1.

Người lao động có nhu cầu học nhiều nhất hiện nay là nghề may công nghiệp, điện dân dụng, điện công nghiệp, hàn điện, tin học, thêu ren, chăn nuôi, trồng trọt, chủ yếu ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng. Kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo nhóm ngành nghề như sau (bảng 4.2) .

Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu học nghề theo nhóm ngành của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang đến 2020

Đơn vị tính: người TT Nhóm ngành, nghề Tổng số Nhu cầu học nghề Dạy nghề dưới 3 tháng Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề

1 Nông, lâm nghiệp 9.369 3.636 4.917 783 33

2 Tiểu thủ công nghiệp 15.753 12.082 3.236 357 78

3 Công nghiệp 16.209 2706 7.579 4.383 1.541

4 Dịch vụ 3.169 678 1021 780 690

5 Khác 5.472 602 570 2.784 1.516

Tổng số 49.972 19.704 17.323 9.087 3.858

b) Quy hoạch đào tạo nghề huyện Lạng Giang đến năm 2020.

Ngày 17/10/2010, Chủ tịch UBND huyện Lạng Giang đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch đào tạo nghề huyện Lạng Giang

đến năm 2020. Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

huyện Lạng Giang; nguyện vọng, nhu cầu học nghề của LĐNT trong huyện, các cấp, các ngành của huyện đã có chiến lược phát triển công tác đào tạo nghề và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT phù hợp với nội dung và nhu cầu thực tế của từng đối tượng.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Lạng Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020 của UBND huyện Lạng Giang, dự báo đến năm 2020 dân số toàn huyện vào khoảng 193.987 người và lực lượng lao động trong độ tuổi dự kiến khoảng 121.823 người, và có khoảng trên 12.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang, đến năm 2020 Lạng Giang phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 50%, theo cơ cấu đào tạo, cấp đào tạo: đặt mục tiêu trong giai đoạn này đào tạo cho 15.000 lao động nông thôn trong đó đào tạo từ trung cấp nghề trở lên đạt 7%, sơ cấp nghề đạt 93%.

Giao đoạn 2020 - 2025: đặt mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 %, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%. Trong giai đoạn này phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng 12.000 lao động nông thôn, trong đó trung cấp nghề trở lên chiếm 16,7%, còn lại là đào tạo sơ cấp.

Đối với lực lượng cán bộ công chức, đến năm 2020 phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội và quản lý điều hành thực thi công vụ cho khoảng 3.000 lượt người.

Đối với nghề nông nghiệp tập trung đào tạo các nghề như kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ thú y… được thể hiện trong bảng 4.3.

Bên cạnh hướng đào tạo nghề cho ngành nông nghiệp thì đề án cũng đưa ra hướng đào tạo nghề cho các ngành phi nông nghiệp trong thời gian tới được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.3. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động huyện đến năm 2020

STT Ngành nghề đào tạo Số lượng học viên Thời gian đào tạo

1 Quản lý phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh và kinh doanh thuốc

bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

40 - 80 học viên/năm

3 - 6 tháng

2 Quản lý điện dân dụng và công tác vệ sinh môi trường nước

sạch, xây dựng nông thôn mới

2 - 3 học viên/xã/ năm

3 - 6 tháng

3 Bồi dưỡng công tác quản lý HTX, DVNN cho cán bộ mới

tham gia, ban quản lý các HTX, DVNN và thủy sản

45 học viên/năm

1 - 3 tháng

4 Trồng trọt, chăn nuôi 40 - 80 học viên/năm 3 - 6 tháng

5 Công tác quản lý trồng trọt, chăn nuôi thủy sản tổng hợp 40 học viên /xã/năm Trung cấp 2 năm

6 Dự báo nhu cầu công tác quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp 60 học viên/năm Trung cấp 2 năm

Nguồn: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang (2015)

Bảng 4.4. Đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho lao động huyện đến 2020

STT Ngành nghề đào tạo Cơ sở đào tạo Số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)