Kết quả khảo sát thực hiện chương trình NTM tại các xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4.1.8. Kết quả khảo sát thực hiện chương trình NTM tại các xã điều tra

4.1.8.1. Nhận thức chung về nông thôn mới

Bảng 4.18. Nhận thức chung về NTM của đối tượng điều tra

Số TT Hạng mục Số phiếu phỏng vấn

Biết đầy đủ Biết chưa

đầy đủ Không biết

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 19 tiêu chí đánh giá NTM 90 72 80,0 15 16,7 3 3,3

2 Nội dung xây dựng

NTM 90 63 70,0 22 24,4 5 5,6

3 Người dân tham gia

quy hoạch 90 55 61,1 15 16,7 20 22,2

4 Việc huy động

nguồn vốn 90

25 27,8 21 23,3 44 48,9

Bảng 4.18 cho thấy trong 90 đối tượng được điều tra có tới 3,3% không biết về các tiêu chí đánh giá NTM, 16,7% chưa rõ và có 80% là biết rõ.

Đối với nội dung về xây dựng NTM có 63 người (70%) biết rõ, 24,4% chưa rõ và 5,6% không biết.

Về vai trò chủ thể của người dân (người dân tham gia vào đề án, quy hoạch và quyết định công việc thực hiện xây dựng NTM) có tới 61,1% số người được hỏi trả lời là biết rõ, 16,7% chưa rõ và có tới 22,2% không biết.

Với nội dung về việc huy động vốn và nguồn vốn cho xây dựng NTM có (27,8%) số người biết rõ, 23,3% chưa rõ và 48,9% là không biết.

Kết quả điều tra trên đây cho thấy nhận thức chung về xây dựng NTM của đa số người dân còn rất hạn chế. Nguyên nhân ở đây là công tác tuyên truyền còn thiếu, yếu, chưa hiệu quả.

4.1.8.2. Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, những năm qua, huyện đã chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển, nhất là về thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin truyền thông, hạ tầng y tế, giáo dục, thương mại, nước sinh hoạt, văn hoá thể thao. Trong đó:

Giao thông nông thôn được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Để nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, từ nhiều năm nay, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã tích cực huy động sự đóng góp của nhân dân, trích ngân sách, lồng ghép các chương trình dự án... để nhựa hóa, bê- tông hóa, cải tạo, nâng cấp trên 253.296 km đường trục xã, liên xã; 394.58 km đường trục thôn, liên thôn; 229.833 km đường ngõ xóm; 526.41 km đường nội đồng. 100% xã, thị trấn có đường ô tô về đến trung tâm, trong đó đường nhựa có 20/27 xã, thị trấn.

Mặc dù việc xây dựng hạ tầng giao thông được thực hiện rất tích cực, tuy nhiên tỷ lệ cứng hóa đạt được còn thấp, toàn huyện tính chung mới đạt 45.2%. Tại 3 xã nghiên cứu thì xã Quang Thiện có tỷ lệ cứng hóa cao nhất, đạt 52%, do xã huy động nguồn lực nhiều từ nhiều nguồn để đầu tư xây dựng; vai trò của người dân được tham gia tích cực hơn. Đây là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế của xã Quang Thiện.

Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu về hạ tầng nông thôn STT Chỉ tiêu Toàn STT Chỉ tiêu Toàn huyện Xã Quang Thiện Xã Văn Hải Xã Kim Trung 1 Tổng số km đường GTNT - Tỉ lệ đã được được cứng hoá (%)

877.709 45.2 61.9 52 34.86 42 34.95 35

2 Tổng số km kênh mương nội

đồng

- Tỉ lệ được kiên cố hoá (%)

526.41 42.7 44.8 55 31.39 43 16.7 37 3 Số trạm bơm 51 05 02 03

4 Tỷ lệ kiên cố hoá trường học (%) 92 85 75 60

5 Số xã có Trạm cấp nước sạch 10 01 01 01

6 Tỉ lệ dùng nước sạch (%) 96 100 99 97

7 Tỉ lệ hộ sử dụng điện (%) 100 100 100 100

8 Số thôn, KDC có NVH 216 16 12 04

9 Số xã có trạm y tế kiên cố 27 01 01 01

10 Số xã có bưu điện văn hoá 27 01 01 01

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện 4.1.8.3. Tình hình nhận thức và năng lực xây dựng nông thôn mới của nhóm cán bộ

Tiến hành khảo sát 20 cán bộ về nhận thức và năng lực xây dựng nông thôn mới của nhóm cán bộ cho thấy cụ thể như sau:

Dưới bảng 4.20 cho thấy, về các nguyên tắc thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong 20 cán bộ xã, thôn có 6 người (30%) biết rõ, 10 người (50%) chưa rõ và 20% số người không biết.

Về vai trò, chức năng của BQL xã, Ban phát triển thôn có 45% số ý kiến biết rõ, 40% chưa rõ và 15% là không biết.

Về việc xây dựng đề án, quy hoạch, vận động người dân có tới 50% số người biết rõ, 30% chưa rõ và chỉ có 20% là chưa biết.

Về khả năng tổ chức triển khai, giám sát thực hiện có 8 người (40%) là có khả năng, 10 người (50%) không chắc và 10% không biết.

Bảng 4.20. Nhận thức vai trò và kỹ năng tổ chức thực hiện xây dựng NTM của nhóm cán bộ

STT Chỉ tiêu Tổng

số

Biết rõ Chưa rõ Không biết

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 - Nguyên tắc xây dựng NTM 20 6 30 10 50 4 20 2 - Vai trò, chức năng BQL xã, Ban phát triển thôn 20 9 45 8 40 3 15 3 - Xây dựng đề án, quy hoạch, dự án, vận động người dân 20 10 50 6 30 4 20 4 - Khả năng tổ chức triển khai, giám sát thực hiện đề án

20 8 40 10 50 2 10

Nguồn: Số liệu BCĐ NTM (2016)

Với kết quả này, có thể kết luận rằng trình độ quản lý, điều hành, nhận thức về vai trò và kỹ năng tổ chức thực hiện xây dựng NTM của phần lớn cán bộ cơ sở chưa được tốt, khó có thể đáp ứng yêu cầu, họ cần được tập huấn, đào tạo.

Chính quyền cấp xã là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trên thực tế, cán bộ cấp xã phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Do đó, nếu đội ngũ cán bộ địa phương sa sút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

4.1.8.4. Đánh giá của nông dân về tình hình xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 90 hộ dân ở 3 xã đại diện cho25 xã của huyện. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.21. Đánh giá của nông dân về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Đơn vị tính: %

STT Nội dung Kết quả

1

Chương trình xây dựng NTM 100

Phù hợp, thiết thực 100

Không phù hợp, thiết thực 0

2

Tuyên truyền chủ trương chính sách về nông thôn mới

Có được thông tin 94,4

Không được thông tin 5,6

3

Công tác tuyền truyền

Tích cực 94,4

Chưa tích cực 5,6

4

Nội dung tuyên truyền

Phù hợp 68,8

Chưa phù hợp 31,2

5

Hình thức tuyên truyền

Cán bộ xã tuyên truyền qua hội nghị 22,2

Đài phát thanh xã 72,2 Khác 5,6 6 Rà soát đánh giá thực trạng Tốt 71,1 Bình thường 14,4 Chưa tốt 14,5 7

Công tác lập quy hoạch (trước khi lập)

Được tham gia, bàn bạc 10

Không được tham gia, bàn bạc 90

Khi hoàn thành dự thảo 100

Không lấy ý kiến 0

Có lấy ý kiến 100

8

Công tác lập đề án

Được tham gia ý kiến 94,4

9

Công tác giám sát

Có được tham gia 90

Không được tham gia 10

10

Tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình

Nhanh 2,2 Bình thường 52,2 Chậm 45,6 Tốt 4,4 Bình thường 85,6 Kém 10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

100% nông dân được phỏng vấn, điều tra đều cho rằng xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, phù hợp và thiết thực đối với họ;

Đối với công tác tuyên truyền: 94,4% trong số họ được thông tin về các chủ trương, chính sách; 94,4% nông dân đánh giá công tác tuyên truyền được xã triển khai tích cực: 68,8% cho rằng các nội dung tuyên truyền phù hợp còn 31,2% là chưa phù hợp; hình thức tuyên truyền chủ yếu là qua hệ thống truyền thanh (72,2%) ngoài ra cán bộ xã tổ chức hội nghị trao đổi trực tiếp còn ít, các hộ cũng nhận được tờ rơi, bộ ảnh tuyên truyền. Khi được hỏi về hình thức tuyên truyền nào là hiệu quả thì đa số người dân cho rằng họ muốn có những buổi tạo đàm, trao đổi trực tiếp, ở đó họ có thể nêu được những băn khoăn, vướng mắc và cần sự giải thích của cán bộ địa phương.

Công tác rà soát đánh giá thực trạng đánh giá ở mức độ cẩn thận là 71,1%, bình thường (14,4%) và chưa cẩn thận có 14,5 % ý kiến đưa ra.

Công tác quy hoạch và lập đề án trên địa bàn huyện được nông dân đánh giá khá nghiêm túc đặc biệt 100 % cho rằng xã có tổ chức lấy ý kiến tham khảo từ nhân dân. Tuy nhiên công việc này được thực hiện sau khi đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương cơ bản đã hoàn thành dự thảo, người dân muốn được tham gia ý kiến từ trước khi lập quy hoạch.

Về tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình: Chủ yếu đánh giá tiến độ thực hiện bình thường 52,2%, chậm 45,6 %; chất lượng thực hiện Chương trình ở mức bình thường 85,6%, có 10% nông dân cho rằng chất lượng còn kém.

4.1.8.5. Tình hình về nguồn lực trong dân

Bảng 4.22. Tình hình nguồn lực và khả năng đóng góp của dân xây dựng NTM

STT Chỉ tiêu Tổng

số

Đáp ứng yêu

cầu theo yêu cầu Một phần Không đáp ứng

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 - Có khả năng tự đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập

90 44 48,9 20 22,2 26 28,9

2 - Đóng góp vật chất

xây dựng các công trình, dự án NTM

90 22 24,4 26 28,9 42 46,7

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Người dân là chủ thể quyết định sự thành công của chương trình, một chương trình dự án muốn đạt được thành công như mong đợi phải có được sự ủng hộ, quan tâm và tham gia của cộng đồng người dân vào việc thực hiện chương trình dự án đó. Vì vậy việc người dân hiểu biết về chương trình và tham gia vào thực hiện sẽ quyết định đến việc chương trình có thành công hay không.

Chương trình xây dựng NTM là một chương trình tổng thể bao gồm nhiều lĩnh vực ở khu vực nông thôn, vì vậy người nông dân chính là chủ thể của chương trình xây dựng NTM.Công cuộc xây dựng nông thôn mới khó khăn, lâu dài đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của bà con nông dân. Nông dân phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình mới có thể kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp và khắc phục những yếu tố lạc hậu, tiêu cực ảnh hưởng tới quá trình phát triển để có thể xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, văn minh. Việc vận động sự tham gia, đóng góp của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của chương trình. Mức độ hiểu biết của người dân có ảnh hưởng lớn đến việc họ có tham gia vào quá trình xây dựng NTM hay không, qua điều tra cho thấy người dân có mức độ tương đối về việc nhận thức được các vấn đề về xây dựng NTM. Đa số người dân đều được phổ biến về chương trình xây dựng NTM thông qua việc họp dân.

Về khả năng, sẵn sàng đóng góp vật chất (tiền, vật tư, quyền sử dụng đất...) cho xây dựng các công trình, dự án NTM có tới 46,7% số hộ trả lời không có hoặc không sẵn sàng đóng góp, chỉ có 24,4% có thể, sẵn sàng đóng góp.

Qua đó cho thấy cả cán bộ và người dân nông thôn cần được tổ chức tuyên truyền, học tập để hiểu biết về chương trình NTM, đồng thời tăng cường vận động người dân ủng hộ cho xây dựng NTM.

4.1.8.6. Kết quả thực hiện chương trình NTM tại 3 xã điều tra

Qua khảo sát tại 3 xã cho thấy quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương về xây dựng nông thôn mới tại đây đã đạt được nhiều kết quả quan trọng không chỉ diện mạo nông thôn khởi sắc với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, cảnh quan môi trường được cải tạo nâng cấp, trình độ sản xuất được nâng lên. Đời sống của người dân cũng từng bước được nâng cao, các mô hình sản xuất kinh doanh được hình thành và đem lại hiệu quả cao. Thu nhập người dân được tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo của xã cũng giảm rõ rệt. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn, an ninh trật tự được giữ vững.

Tình hình cơ sở vật chất của 3 xã ngày càng được nâng cao, hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng được kiên cố hóa, nâng cấp, cải thiện giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập bình quân của người dân qua các năm.

Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, có trạm điện và đường nước sạch đã được xây dựng. Đến nay, 100% số hộ đã có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, 100% số hộ có sử dụng điện và nước sạch, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng đến cuộc sống văn minh.

Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, huyện đã được hỗ trợ cho các xã để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Quá trình thực hiện chủ trương xây dựng NTM, những giá trị văn hóa của thôn vẫn được tiếp tục giữ gìn và phát huy. Việc thực hiện hương ước và quy chế dân chủ cơ sở đã được nâng lên tầm cao mới, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Như vậy, mô hình nông thôn mới đã tạo nên những thay đổi của huyện. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc tạo môi trường nông thôn sạch, đẹp.

Bảng 4.23. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại 3 xã khảo sát thuộc huyện Kim Sơn

STT Nội dung các tiêu chí ĐVT

Xã Quang Thiện

Văn Hải Xã Kim Trung

Hiện trạng 2010 Thực hiện 2016 Hiện trạng 2010 Thực hiện 2016 Hiện trạng 2010 Thực hiện 2016

1 - Thu nhập bình quân đầu người Trđ 23.5 27.25 24.42 29.01 17.56 20.41

2 - Số hộ nghèo hộ 301 203 270 225 201 110

3 - Tỷ lệ hộ dùng điện % 100 100 100 100 100 100

4 - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch % 10 75 0 15 - -

5 - Hoàn thành phổ cập bậc TH, huy động 100%

trẻ 6 tuổi được vào lớp. đạt 100 100 100 100 100 100

6

- Ổn định họat động trung tâm văn hóa thể thao, thư viện

ổn định/phát

triển

Ổn định Phát triển Ổn định Phát triển Ổn định Phát triển

7 - Ổn định, nâng cao chất lượng khám chữa

bệnh của Bác Sĩ, Y tá ổn định Ổn định Nâng cao đạt chuẩn Ổn định Nâng cao đạt chuẩn Ổn định Nâng cao đạt chuẩn 8 - Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, các đoàn

thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở Đạt Ổn định Đạt Ổn định Đạt Ổn định

9 - Đảng bộ trong sạch vững mạnh. đạt TSVM TSVM TSVM TSVM TSVM TSVM

Tại 3 xã khảo sát trên địa bàn huyện phong trào cán bộ, đảng viên, cựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 87)