Huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 55 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4.1.3. Huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tạ

tại Kim Sơn

Có thể nói, quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương về xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn huyện đã có nhiều thay đổi; đời sống kinh tế và vật chất của người dân trong huyện được nâng lên rõ rệt; nhận thức của người dân được nâng cao. Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân.

Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 1500 hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5 -10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này. Đến nay, 90% số hộ trong huyện có vó nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng đến cuộc sống văn minh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuy vốn của Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng là động lực để người dân tham gia tích cực hơn. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mời này, đời sống của người dân ngày càng ổn định, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm hẳn từ 9.53% năm 2014 còn 8.76% năm 2016.

Thực hiện chủ trương CNH-HĐH nông thôn, những năm gần đây, huyện đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về sản xuất CN - TTCN: Giá trị sản xuất CN - TTCN đóng góp hàng năm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng cói xuất khẩu và các hàng hóa khác xuất khẩu. Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin; Các nước Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và mở rộng sang các nước Châu Mỹ. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng cói các loại có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất từ cây cói gặp nhiều trở ngại.

Quá trình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, những giá trị văn hoá của thôn vẫn được tiếp tục giữ gìn và phát huy. Việc thực hiện hương ước và quy chế dân chủ cơ sở đã được nâng lên tầm cao mới, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Như vậy, mô hình nông thôn mới đã tạo nên những thay đổi của huyện. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc tạo môi trường nông thôn sạch, đẹp.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến hết năm 2016 là: 2.698.127 triệu đồng. Trong đó:

Bảng 4.1. Tổng vốn huy động cho xây dựng NTM huyện Kim Sơn từ 2011- 2016 từ 2011- 2016 TT Các nguồn vốn Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) I Vốn ngân sách 809.439 23,0

1. Ngân sách Trung ương và tỉnh 607.079 17,0 2. Ngân sách huyện: 80.944 2,0 3. Ngân sách xã 121.416 3,0 II Vốn doanh nghiệp 404.719 12,0 III Vốn tín dụng 1.214.157 35,0 IV Cộng đồng dân cư 269.813 8,0 Tổng cộng 2.698.127 100,0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn

Về cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn xây dựng NTM các xã tập trung huy động tất cả các nguồn vốn từ trung ương, tỉnh, địa phương thực hiện cơ chế huy động vốn cho từng nội dung của Chương trình theo quy định của Chính phủ và các cơ chế chính sách của tỉnh phù hợp với mục tiêu của Chương trình: Lồng ghép vốn của các Chương trình MTQG; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp ngân sách. Vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã ít nhất 80% để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Đồ thị 4.1. Cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM huyện Kim Sơn từ 2011- 2016

Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước hoặc của tỉnh, được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân: Tuyên truyền để mọi người đều biết, từ đó thống nhất đóng góp thực hiện Chương trình theo từng dự án cụ thể; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; khuyến khích, hỗ trợ nhân dân vay các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải tạo, chỉnh trang nhà ở và 3 công trình sinh hoạt (nhà tắm, bể nước, nhà vệ sinh). Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động con em quê hương đang làm việc sinh sống xa quê góp vốn xây dựng NTM ở địa phương,…tạo ra phong trào xã hội hóa mạnh mẽ trong xây dựng NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 55 - 57)