Tổng hợp các loại hình hợp tác tại huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 70)

STT Chỉ tiêu huyện Toàn

Xã Quang

Thiện

Xã Văn

Hải Xã Kim Trung

1 Số HTX 34 02 01 02

2 Tổ hợp tác 225 6 5 4

3 Quỹ TDND 27 01 01 01

4 Loại DN hình khác 162 08 07 05

5 Trang trại, Vùng chăn

nuôi, sản xuất tập trung 12 01 01 01

6 Số làng nghề - Số lao động thu hút 25 4500 02 450 01 352 01 120

Các mô hình các trang trại, tổ hợp tác tại địa phương hiện đang hoạt động hiệu quả, thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã ổn định tổ chức, bước đầu hoạt động có hiệu quả, đã tăng cường mở rộng các dịch vụ cung ứng cho các xã viên, tăng doanh thu đảm bảo hiệu quả hoạt động của HTX. Kinh tế hợp tác đã bước đầu gắn bó với kinh tế hộ góp phần thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất hàng hóa. Ngoài kinh tế theo hình thức hợp tác xã, kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá toàn diện, đang chuyển dịch theo hình thức chăn nuôi tập trung, trang trại và gia trại, trong đó chú trọng đến những con có lợi thế của huyện như: dê , bò, ….Sự phát triển của các làng nghề về quy mô và số lượng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn sang làm tiểu thủ công nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên phát triển kinh tế trên địa bàn huyện còn có nhiều bất cập. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất của các chủ trang trại còn những quy định, thủ tục rườm rà, khó thực hiện. Bản chất hoạt động của hầu hết các ngân hàng là “tìm kiếm lợi nhuận”, sở dĩ lâu nay dòng vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông dân vẫn còn “nhỏ giọt” là do hiệu quả khu vực kinh tế này không cao. Với hàng loạt món vay nhỏ lẻ, chi phí vốn cao trong khi rủi ro thiên tai, dịch bệnh rình rập, nên nhiều ngân hàng cũng vì thế mà không mặn mà mở rộng tín dụng. Nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng chưa thực sự quan tâm, đánh giá đúng mức thị trường cho vay phát triển kinh tế trang trại. Thời hạn cho vay của các ngân hàng còn chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, nên chưa tạo điều kiện các trang trại đầu tư phát triển lâu dài.

Đa số các chủ trang trại có trình độ học vấn chưa cao, việc điều hành, tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề. Điều này khó khăn cho việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, quản lý vào sản xuất, kinh doanh từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả làm ăn. Sự hỗ trợ, đào tạo về trình độ, kỹ thuật từ phía các đơn vị nhà nước chưa thực sự khuyến khích các trang trại tham gia.

Chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu. Nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động, hiệu quả thấp. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm và chưa được các trang trại lưu tâm đến nhiều.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn đối với các trang trại, nhất là những trang trại chăn nuôi nằm xen kẽ khu dân cư do chất thải chưa được xử lý, khó khăn cho việc phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm. Trang trại thuỷ sản chưa có hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải nên dễ xảy ra dịch bệnh.

Nhìn chung các loại hình doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng khắc phục mọi khó khăn trong cơ chế thị trường: Giá cả thị trường luôn biến động nhưng các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn để mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công cụ lao động; củng cố mối quan hệ tốt với khách hàng (nhất là doanh nghiệp chế biến cói, bèo tây) nên đã ký được nhiều hợp đồng kinh tế khá lớn có giá trị kinh tế và kim ngạch xuất khẩu cao, giữ vững được nguồn hàng, ngành hàng phục vụ tốt các hoạt động KT - XH, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, thị trường tiêu thụ khó … (Công ty TNHH Phúc Mỹ, Doanh nghiệp tư nhân Đăng Hùng) hoặc nợ đọng vốn Nhà nước phải ngừng hoạt động kinh doanh (Xí nghiệp tư nhân sản xuất hàng cói Trường Duyên…) một số doanh nghiệp đăng ký trụ sở làm việc tại huyện Kim Sơn, song lại thường xuyên đi hoạt động kinh doanh ở các tỉnh rất xa nên rất khó cho công tác quản lý theo dõi của các cơ quan Nhà nước.

4.1.5.4 Thực trạng về y tế, môi trường huyện Kim Sơn * Y tế (Tiêu chí 15)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 68 - 70)