Nhận thức chung về NTM của đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 80)

Số TT Hạng mục Số phiếu phỏng vấn

Biết đầy đủ Biết chưa

đầy đủ Không biết

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 19 tiêu chí đánh giá NTM 90 72 80,0 15 16,7 3 3,3

2 Nội dung xây dựng

NTM 90 63 70,0 22 24,4 5 5,6

3 Người dân tham gia

quy hoạch 90 55 61,1 15 16,7 20 22,2

4 Việc huy động

nguồn vốn 90

25 27,8 21 23,3 44 48,9

Bảng 4.18 cho thấy trong 90 đối tượng được điều tra có tới 3,3% không biết về các tiêu chí đánh giá NTM, 16,7% chưa rõ và có 80% là biết rõ.

Đối với nội dung về xây dựng NTM có 63 người (70%) biết rõ, 24,4% chưa rõ và 5,6% không biết.

Về vai trò chủ thể của người dân (người dân tham gia vào đề án, quy hoạch và quyết định công việc thực hiện xây dựng NTM) có tới 61,1% số người được hỏi trả lời là biết rõ, 16,7% chưa rõ và có tới 22,2% không biết.

Với nội dung về việc huy động vốn và nguồn vốn cho xây dựng NTM có (27,8%) số người biết rõ, 23,3% chưa rõ và 48,9% là không biết.

Kết quả điều tra trên đây cho thấy nhận thức chung về xây dựng NTM của đa số người dân còn rất hạn chế. Nguyên nhân ở đây là công tác tuyên truyền còn thiếu, yếu, chưa hiệu quả.

4.1.8.2. Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, những năm qua, huyện đã chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển, nhất là về thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin truyền thông, hạ tầng y tế, giáo dục, thương mại, nước sinh hoạt, văn hoá thể thao. Trong đó:

Giao thông nông thôn được coi là khâu đột phá trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Để nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, từ nhiều năm nay, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã tích cực huy động sự đóng góp của nhân dân, trích ngân sách, lồng ghép các chương trình dự án... để nhựa hóa, bê- tông hóa, cải tạo, nâng cấp trên 253.296 km đường trục xã, liên xã; 394.58 km đường trục thôn, liên thôn; 229.833 km đường ngõ xóm; 526.41 km đường nội đồng. 100% xã, thị trấn có đường ô tô về đến trung tâm, trong đó đường nhựa có 20/27 xã, thị trấn.

Mặc dù việc xây dựng hạ tầng giao thông được thực hiện rất tích cực, tuy nhiên tỷ lệ cứng hóa đạt được còn thấp, toàn huyện tính chung mới đạt 45.2%. Tại 3 xã nghiên cứu thì xã Quang Thiện có tỷ lệ cứng hóa cao nhất, đạt 52%, do xã huy động nguồn lực nhiều từ nhiều nguồn để đầu tư xây dựng; vai trò của người dân được tham gia tích cực hơn. Đây là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế của xã Quang Thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 78 - 80)