Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kim sơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kim sơn,

BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

4.4.1. Quan điểm và định hướng xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn

4.4.1.1. Quan điểm xây dựng nông thôn mới đến 2020

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã xã định mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Kim Sơn, huyện đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, coi đó là mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội, lấy công nghiệp tác động vào nông nghiệp, coi sản xuất nông nghiệp là nền tảng trong cơ cấu kinh tế để bảo đảm an sinh xã hội cũng như bảo đảm an ninh lương thực. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, huyện chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân. Trọng tâm là xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bao gồm các vùng sản xuất lúa, rau màu, nuôi thủy sản, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm và tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX DV nông nghiệp. Huyện đã xây dựng, triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu giá trị sản phẩm đạt hơn 115 triệu đồng/ha đất canh tác và có 80% số xã được công nhận là xã nông thôn mới.

Trong công nghiệp, xây dựng, huyện tiếp tục quan tâm công tác quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hạ tầng giao thông, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp có sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và tiết kiệm đất đai.

Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, xây dựng thành công nông thôn mới, trong thời gian tới huyện Kim Sơn cần tập trung vào một số nội dung như sau:

- Cần tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Chú trọng làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng và số lượng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Mở rộng phát triển các mô hình kinh tế, các tổ chức sản xuất có hiệu quả.

- Tăng cường phát huy vai trò của cộng đồng, người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng.

- Tập trung phát triển nguồn lực con người, nâng cao trình độ dân trí, trình độ KHKT của người dân, xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng nông thôn. Phát triển nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo thôn, xã và huyện và các phong trào đoàn thể nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng.

- Tăng cường huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển nông thôn mới.

4.4.1.2. Định hướng xây dựng nông thôn mới đến 2020

* Phải phát huy thật tốt các nhân tố ảnh hưởng, vận động được sự chung tay góp sức của cả cộng đồng vào xây dựng NTM.

* Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

* Thiết lập bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện Chương trình vận hành một cách thông suốt, gồm những cán bộ có đủ trình độ, kỹ năng tham gia.

* Tìm cách thức tiếp cận Chương trình đúng đắn, nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn lực.

* Hệ thống hoá, bổ sung được các cơ chế chính sách liên quan, hoàn thiện và thực thi đồng bộ, hiệu quả.

- Giai đoạn 2016-2020 có thêm xã đạt chuẩn NTM, đưa tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 20 xã, đạt 80%.

Bảng 4.29. Dự kiến kết quả thực hiện các tiêu chí NTM toàn huyện Kim Sơn đến 2020

TT Tiêu chí Thực hiện 2016 Dự kiến 2020

Số xã đạt % Số xã đạt % 1 Đạt < 5 Tiêu chí - - - - 2 Đạt từ 5-:-9 Tiêu chí 3 12 - - 3 Đạt từ 10-:-14 Tiêu chí 9 36 4 16 4 Đạt từ 15-:-18 Tiêu chí 3 12 1 4 5 Đạt 19 Tiêu chí 10 40 20 80

Nguồn : Dự kiến theo số liệu tính toán của tác giả

4.4.2. Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

4.4.2.1. Giải pháp về chính sách

a) Các chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

Chương trình xây dựng NTM là chương trình tổng hợp lồng ghép nhiều chương trình, huy động nhiều nguồn lực, trong quá trình thực hiện phải hệ thống, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan đảm bảo tính hiệu quả của chương trình.

- Thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM trong đó:

+ Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: công tác quy hoạch, đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trạm y tế, xây dựng nhà văn hóa, kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, xóm, cán bộ HTX.

+ Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng, phát triển sản xuất và dịch vụ, nhà văn hóa xóm, công trình thể thao, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện cơ chế đầu tư theo quyết định số 800/QĐ-TTg: Quy định về chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư, lựa chọn nhà thầu, giám sát cộng đồng.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn xã: chương trình giảm nghèo, chương trình quốc gia về việc làm, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, chương trình giáo dục đào tạo, chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, hỗ trợ khám bệnh cho người nghèo, đầu tư kiên cố hóa trường lớp học, kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, nuôi trồng thủy sản, làng nghề,...

- Tiếp tục thực hiện chính sách của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

- Bổ sung chính sách quy định tăng tỉ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM và một số chính sách khác.

b) Chính sách hỗ trợ tín dụng

Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Thủ tướng chính phủ.

Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn.

Đối tượng được hưởng bao gồm: hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, cá nhân, chủ trang trại, HTX, các tổ chức cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chế biến nông sản.

Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: vay cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; vay cho phát triển làng nghề; vay cho đầu tư xây dựng hạ tầng; vay để sản xuất công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi

nông nghiệp; vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

Các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu bổ sung hình thức thế chấp cho vay để tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất.

c) Cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

Tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, môi trường hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư. Chuyển một bộ phận dự án sang hình thức đầu tư xây dựng, chuyển giao (BT); hình thức xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT) và hình thức hợp tác công tư (PPP) nhằm giảm đầu tư công, tăng đầu tư bằng nguồn vốn xã hội. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, như chợ, điện, công trình cấp nước sinh hoạt, thu gom xử lý rác thải.

Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, hoặc tỉnh, thành phố, được ngân sách hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi theo nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

4.4.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thực trạng điều tra cho thấy trình độ cán bộ ở một số xã, thôn còn chưa đáp ứng yêu cầu về xây dựng nông thôn mới. Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và tiêu chí cần phải đạt về xây dựng nông thôn mới thì huyện phải có chủ trương thu hút nhân tài, quy hoạch và đào tạo cán bộ xã, cán bộ thôn nâng cao trình độ để tiếp thu, triển khai các chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời có khả năng vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Thực trạng lao động của huyện, trình độ dân trí còn chưa cao và chủ yếu phần lớn dân cư là nông dân gắn liền với đồng ruộng vì vậy cần triển khai nâng cao trình độ dân trí của nông dân thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm.

Để xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng phải hết sức tinh tế và toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói, vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở có tính chất quyết định cho sự thành công của công cuộc xây dựng nông thôn mới; đồng thời các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội (Hội Phụ nữ,

Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh...) có vai trò quan trọng bổ sung và trợ giúp cho các cấp chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh chính quyền cấp cơ sở, các đoàn thể ở địa phương có chức năng vận động tuyên truyền cho nhân dân và cộng đồng tham gia thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Ngoài công tác vận động quần chúng, các tổ chức và đoàn thể còn trực tiếp tham gia vào công tác quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới, từ khâu xác định quy hoạch và kế hoạch, đề xuất các vấn đề và các hạng mục công trình cho đến quản lý giám sát việc thực hiện chương trình. Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển do các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất thực chất là những ý kiến của các hội viên, người dân tham gia các đoàn thể này; là một trong những kênh thông tin trong vai trò tham gia của quần chúng vào công tác xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở đó, nên việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết. Do đó, cần thực hiện chuẩn hoá, sang lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo đội ngũ cán bộ cấp huyện để đảm bảo cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao. Chú trọng nâng cao dân trí, quan tâm đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại, tổ hợp tác. Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cho nông dân, nông thôn: Xây dựng cách trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ giới hoá sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm; xây dựng, phát triển những mô hình mới trong nông nghiệp, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.

4.4.2.3. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Qua điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ cơ sở và người dân cho thấy: Đại bộ phận cán bộ các cấp nhất là cơ sở và người dân nông thôn còn chưa hiểu đầy đủ về các nội dung xây dựng NTM, đặc biệt là các vấn đề:

- Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; - Việc thu hút nguồn lực trong xây dựng NTM;

- Cách thức phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn; - Nội dung, phương pháp bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái nông thôn; - Cách thức lôi cuốn, tạo môi trường hấp dẫn doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn.v.v.

Nguyên nhân chính là: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp với nhiều nội dung lớn, nguyên tắc, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách có nhiều đổi mới so với trước, với vai trò chủ thể là cộng đồng dân cư nông thôn...nhưng công tác tuyên truyền, vận động người dân, cộng đồng còn ít và chưa xứng tầm.

Từ những lý do đó, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân (nhất là khu vực nông thôn) hiểu đầy đủ hơn về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để tự giác tham gia, đóng góp tích cực vào chương trình...

Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào:

- Tiêu chí nông thôn mới (19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM, đối với vùng đồng bằng sông Hồng).

- Những nội dung xây dựng nông thôn mới (11 nội dung cơ bản của Chương trình). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng NTM.

- Phương pháp, các cơ chế chính sách trong xây dựng NTM của Trung ương và của địa phương.

- Các tấm gương điển hình, mô hình mẫu trong xây dựng NTM.

Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về xây dựng NTM.

BCĐ các cấp, BQL xã, Ban phát triển thôn nghiên cứu và biên soạn tài liệu để giới thiệu các nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 101)