Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 32)

2.1.6.1.Chủ trương, chính sách của nhà nước về xây dựng NTM

Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM; chính sách về xây dựng NTM được đề cập trong đề tài này được hiểu là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp nhằm tạo hành lang, cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Các quan điểm, chủ trương, biện pháp được thể hiện bằng một hệ thống chính sách, cơ chế cụ thể nhằm hướng việc thực hiện Chương trình đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạch định và ban hành chủ trương chính sách cần phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, chính sách phải

cụ thể, đồng bộ, chặt chẽ để các cấp, ngành và các địa phương thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện.

2.1.6.2. Năng lực tổ chức triển khai xây dựng NTM của đội ngũ cán bộ cơ sở

Là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình xây dựng NTM. Từ công tác lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, giám sát và đánh giá các hoạt động triển khai, công tác tuyên truyền, vận động, huy động và quản lý nguồn lực,... Tầm quan trọng đó đòi hỏi người cán bộ ở cơ sở phải có kiến thức và năng lực tương đối tổng hợp. Vì vậy, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM; đây cũng là một trong 19 tiêu chí cần phải đạt được trong mục tiêu xây dựng NTM.

Để có thể quản lý và thực hiện tốt các chương trình thì người cán bộ cần phải được đào tạo và có trình độ nhất định mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhưng một số cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ và đúng đắn về chương trình xây dựng nông thôn mới. Có tâm lý trông chờ, thụ động, ỷ lại cho rằng xây dựng nông thôn mới là là trách nhiệm của Nhà nước phải làm. Cán bộ chủ chốt mà còn suy nghĩ lệch hướng thì sao chỉ đạo, tuyên truyền người dân thực hiện đúng hướng. Vì vậy cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là lực lượng đi tiên phong trong xây dựng nông thôn mới. Trước tiên họ phải đổi mới tư duy nhận thức đúng đắn chủ trương của Đảng, chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; từ đó mới có thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tham gia.

2.1.6.3. Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư

Người dân đóng vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Vì vậy, nếu nhận thức của người dân và cộng đồng được nâng cao, họ hiểu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM thì họ sẽ tham gia và ủng hộ cho Chương trình và ngược lại. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM đồng thời chính quyền cấp xã cần tạo điều kiện để mỗi người dân và cộng đồng phát huy được được vai trò chủ thể của họ.

Với phương châm của chương trình xây dựng nông thôn mới là ”dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng lợi”. Nên sự tham gia của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng NTM là rất quan trọng quyết định sự thành công của chương trình.

Nhưng thực trạng về trình độ dân trí, học vấn và văn hóa của người dân nông thôn đang còn kém, gây nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ khâu tuyên truyền phổ biến cho người dân đến việc vận động sự tham gia của người dân gặp nhiều vướng mắc. Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã quen với cơ chế ”xin – cho”. Nên thủ động, ỷ lại trông chờ vào cấp trên, lãnh đạo chứ không tham gia đóng góp thực hiện chương trình. Ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

2.1.6.4. Khả năng huy động và quản lý nguồn vốn thực hiện Chương trình

Xây dựng NTM là một quá trình chứ không đơn thuần là một chương trình, dự án đầu tư, một công trình đồ sộ và để thành công cần rất nhiều kinh phí. Vì vậy, cần phải huy động, tổng hợp được nhiều nguồn lực xây dựng NTM. Khả năng huy động vốn ở mỗi địa phương là khác nhau tuy nhiên ngoài tranh thủ nguồn vốn ngân sách cần phải tận dụng tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp, tín dụng và đặc biệt là sự đóng góp công sức, tiền của người dân và cộng đồng. Nơi nào huy động được nhiều nguồn lực thì triển khai thuận lợi và ngược lại. Bên cạnh việc huy động được các nguồn lực thì việc quản lý nguồn lực xây dựng NTM cũng rất quan trọng để bảo toàn, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xây dựng NTM;

2.1.6.5.Cơ chế giải ngân vốn nhà nước hỗ trợ cho các dự án do nhóm thợ và cộng đồng dân cư tự thực hiện

Đây là điểm mấu chốt, cơ chế này liên quan đến việc cấp vốn đầu tư, các thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán. Mặt khác cần đảm bảo phát huy cao độ các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, sự tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, HTX, huy động sức dân và cộng đồng. Trong điều kiện dân còn nghèo sự đóng góp có thể không phải bằng tiền mà bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu địa phương. Vì vậy, cơ chế thanh quyết toán các nội dung, hạng mục của chương trình cần gọn nhẹ, đơn giản tránh rườm rà, phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 32)