Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 94 - 96)

Đội ngũ cán bộ của huyện nhìn chung còn nhiều bất cập, nhất là cấp xã. Chính quyền cơ sở là nơi gần dân nhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật. Trên thực tế,

cán bộ cấp xã phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Do đó, nếu đội ngũ cán bộ địa phương sa sút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêu cực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Biểu 4.25. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã năm 2016

Diễn giải Kim Sơn Cán bộ cấp xã Cán bộ cấp Huyện Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1.Tổng số 362 100 115 100 2.Trình độ chuyên môn - Trên ĐH 0 0 2 1,74 - ĐH 72 19,89 95 82,6 - Cao Đẳng 39 10,77 3 2,6 - Trung cấp 206 56,90 15 13,06 - Sơ cấp 45 12,44 0 0 3. Trình độ QLNN - Trung cấp 0 0 0 0 - Bồi dưỡng 1 tháng 0 0 0 0 - Bồi dưỡng 3 tháng 0 0 98 85,21

Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn (2016)

Qua số liệu trên cho thấy: Trình độ học vấn, lý luận chính trị và chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện đã cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định. Trình độ học vấn cao là điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tiếp thu, nhận thức cũng như truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; trình độ lý luận chính trị cao thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đảng uỷ, công tác lãnh đạo hoạt động của HĐND, UBND và trình độ chuyên môn góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo trong mọi hoạt động chung của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp cơ sở.

Có thể thấy trình độ của đội ngũ cán bộ địa phương còn nhiều hạn chế nhất là ở mức trình độ chuyên môn cao. Chủ yếu là ở mức trung cấp và cao đẳng nên còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như khả năng quản lý, chỉ đạo trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ý

kiến của ông Trần Anh Khiêm, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT: “Cán bộ xã không thể xây dựng được kế hoạch năm, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể nhưng quá thời gian quy định các xã vẫn không hoàn thành. Chúng tôi gọi điện đôn đốc nhưng các xã đã thẳng thắn trả lời rằng cán bộ xã

không thể xây dựng kế hoạch”.

Đội ngũ cán bộ địa phương càng có trình độ chuyên môn cao thì khả năng huy động, chỉ đạo và quản lý việc thực hiện chương trình xây dựng NTM càng có hiệu quả. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ địa phương là rất cần thiết nhằm nâng cao chuyên môn cũng như khả năng quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn. Người cán bộ luôn là người đi đầu, làm gương cho người dân và là người trực tiếp vận động huy động nguồn lực cũng như sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng NTM. Đội ngũ cán bộ tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc sẽ đem lại sự thành công lớn cho chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 94 - 96)