Nhận thức, sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.3.3. Nhận thức, sự tham gia của người dân

Người dân là chủ thể quyết định sự thành công của chương trình, một chương trình dự án muốn đạt được thành công như mong đợi phải có được sự ủng hộ, quan tâm và tham gia của cộng đồng người dân vào việc thực hiện chương trình dự án đó. Vì vậy việc người dân hiểu biết về chương trình và tham gia vào thực hiện sẽ quyết định đến việc chương trình có thành công hay không.

Bảng 4.26. Mức độ tham gia, đóng góp của người dân và cộng đồng

Tiêu chí

Số người điều tra

Ý kiến của người được điều tra

Sẵn sàng Còn tùy Không muốn

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Góp tiền 90 53 58,9 26 28,9 11 12,2 Góp công 90 51 56,7 29 32,2 10 11,1 Hiến đất 90 22 24,4 28 31,1 40 44,5

Nguồn số liệu điều tra (2016)

Thực tế triển khai thời gian qua ở một số xã cho thấy, nơi nào nhận thức của người dân cao, họ tin tưởng vào chủ trương đường lối, cán bộ địa phương thì sẽ thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Còn ở đâu người dân,

cộng đồng dân cư chưa nhận thức ra, hiểu chưa đầy đủ về Chương trình, không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ thì sẽ rất khó để huy động được sự tham gia, đóng góp của người dân.

Theo bảng số liệu thì số hộ góp tiền là 53 hộ (58,9%), không muốn là 11 hộ (12,2 %), còn lại 26 hộ (28,9%) họ cho rằng sẽ tùy thuộc vào cách làm của địa phương họ thấy hợp lý sẽ đóng góp. Đối với việc góp công cho các nội dung xây dựng NTM thì 51 người (56,7%) sẵn sàng đóng góp, 29 hộ (32,2%) không tham gia và 10 hộ (11,1%)vẫn còn xem xét cách làm của mỗi địa phương. Còn với việc hiến đất thì số hộ sẵn sàng hiến chỉ là 22 hộ (24,4%), 28 hộ (31,1%) còn tùy, không hiến là 40 hộ (44,5%). Kết quả cho thấy, nhận thức của người dân và cộng đồng còn khá hạn chế nên chưa thực sự tham gia ủng hộ cho Chương trình. Lý do không tham gia đóng góp được thể hiện trong bảng 4.26 sau:

Bảng 4.27. Lý do không tham gia đóng góp xây dựng NTM

Lý do người dân không góp tiền, góp sức Số người

điều tra Kết quả Số người Tỷ lệ (%) Không tin tưởng vào hiệu quả của Chương trình

90

17 18,9

Do không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ 57 63,3

Do nghèo 16 17,8

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Đa số ý kiến không ủng hộ cho chương trình là do không tin tưởng vào cán bộ, chính quyền địa phương (65,3%); do không tin tưởng hiệu quả Chương trình đem lại (18,9 %) và 17,8 % cho rằng họ nghèo khó, không có tiền và nhà neo người.

Người dân nông thôn là chủ thể của xây dựng NTM vì vậy nếu người dân nhận thức đầy đủ và tích cực đóng góp tiền của, công sức cho xây dựng NTM thì đó là điều kiện quyết định đến sự thành công của xây dựng NTM. Ngược lại người dân nhận thức không đầy đủ, thờ ơ, ít ủng hộ thì việc xây dựng NTM sẽ thất bại. Ở Kim Sơn , nhân tố này chưa được phát huy tốt, do đó vẫn còn là một khó khăn lớn đối với xây dựng NTM.

Thực chất vai trò chủ động trong tham gia xây dựng nông thôn mới của người dân còn hạn chế. Mức độ tham gia của người dân chưa được phát huy cao. So sánh với mức độ đạt được đối với các tiêu chí của Trung ương, đến nay huyện vẫn chưa đạt đủ 19 tiêu chí so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, khi triển khai thực hiện đã có nhiều khó khăn, hạn chế, vướng mắc nẩy sinh, ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại huyện.

Bảng 4.28. Tỷ lệ vốn xây dựng công trình nông thôn huy động trong dân cư

STT Hoạt động Tổng kinh phí (trđ) Kinh phí huy động từ người dân (trđ) Tỷ lệ (%) I Xã Quang Thiện 4.605,15 1.234,74 1 Đường GTNT 962,75 383,66 39,9

2 Nâng cấp, cải tạo chợ 650,65 125,30 19,3

3 Xây dựng TTVH 2.991,75 725,78 24,3

II Xã Văn Hải 1.868,06 554,35

1 Xây dựng khu thể thao VH 758,47 238,85 31,5

2 Nâng cấp đường GTNT 1.109,59 315,50 28,4

III Xã Kim Trung 1.471,99 443,09

1 Cải tạo đường GTNT 843,54 207,62 24,6

2 Nâng cấp đường GTNT 628,45 235,47 37,5

Tổng cộng 7.945,2 2.232,18

Nguồn: Báo cáo cuối (2016)

Qua kết quả khảo sát sơ bộ, có thể tính toán bình quân mỗi xã cần ~ 100 tỷ đồng. Theo cơ cấu nguồn vốn, ngoài mức quy định Nhà nước hỗ trợ, phần huy động đóng góp của dân là không nhỏ. Thực tế cho thấy ở huyện Kim Sơn việc huy động nguồn lực trong dân là rất khó khăn. Một phần do người dân đang tập trung cho mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, một phần do đặc thù ở huyện Kim Sơn là địa phương đất chật, người đông quỹ đất rất ít và giá trị kinh tế cao vì vậy vận động người dân hiến đất cho xây dựng nông thôn mới là việc rất khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)